Kết luận-Kiến nghị.

Một phần của tài liệu ô nhiễm tiếng ồn và các công cụ quản lý ô nhiễm tiếng ồn (Trang 41 - 44)

1. Kết luận.

Để giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải

quyết các vấn đề bức xúc và bảo vệ môi trường chúng ta cần phải nêu cao hiểu biết của con người về các tác động của

hoạt động sinh thái, về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, các biến đổi môi trường quy mô hành tinh, … Đồng thời con người phải hiểu được tự nhiên và xã hội vừa thống nhất vừa phụ thuộc lẫn nhau, trong đó con người là một

phần của tự nhiên. Vì vậy, loài người cần phải quản lý môi trường của chính mình thông qua các hoạt động hướng tới phát triển bền vững.

Công cụ quản lý môi trường là vũ khí hoạt động của nhà

nước trong việc thực hiện quản lý môi trường quốc gia. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ khác nhau, tùy các điều kiện khác nhau mà các nhà quản lý sử dụng các biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất.

Ngoài các biện pháp quản lý khác nhau ở các cấp chính

quyền, việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn đòi hỏi sự tham gia của mỗi cá nhân, có thể là sự thay đổi hành vi của người dân.

2. Kiến nghị.

Để giải quyết vấn đề bức súc về ô nhiễm tiếng ồn thì phải làm gì? Một vài kiến nghị cải thiện tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay:

 Có đường dây nóng liên kết người dân với thanh tra môi trường.

 Có hệ thống đo tiếng ồn tại các nút giao thông đông đúc.

 Tuyên truyền tác hại của ô nhiễm tiếng ồn, đặt văn minh lịch sự khi tham gia giao thông của người dân lên hàng đầu.

 Tăng cường quan trắc môi trường tiếng ồn thường xuyên.

 UBND Xã, Cụm dân cư nên có một tổ chức chuyên thu hồi giải quyết khiếu nại của người dân. Đặc biệt đòi quyền và lợi ích khi bị tác động của ô nhiễm tiếng ồn gây nên.

Một phần của tài liệu ô nhiễm tiếng ồn và các công cụ quản lý ô nhiễm tiếng ồn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(44 trang)