Nhược điểm của phương pháp này là cồng kềnh, do đó để giải quyết các áp dụng nhỏ, việc áp dụng

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (Trang 26 - 32)

IV PHƯƠNG PHÁP MERISE

Nhược điểm của phương pháp này là cồng kềnh, do đó để giải quyết các áp dụng nhỏ, việc áp dụng

do đó để giải quyết các áp dụng nhỏ, việc áp dụng phương pháp này nhiều lúc đưa đến việc kéo dài thời gian, nặng nề không đáng có.

IV.3 Nội dung của phương pháp MERISE

Khi phân tích hệ thống thông tin, người phân tích nhìn hệ thống dưới ba góc độ khác nhau: Các mức nhận thức về hệ thống, các thành phần cấu thành hệ thống và các bước phát triển hệ thống. Các vấn đề của hệ thống được biểu diễn trong không gian ba chiều như sau:

Các mức nhận thức về hệ thống Các thành phần của hệ thống Mức quan niệm Mức tổ chức Mức vật lý Phân tích Thiết kế Dữ liệ u Xử Bộ x ử lý ền th ông on n gười

IV.3.1 Các mức nhận thức về hệ thống:

Nhận thức của một người về hệ thống được đo bởi sự trả lời các câu hỏi: What? Why? Who? Where? When? How?

Có ba mức nhận thức về hệ thống thông tin quản lý:

Mức quan niệm: Là mức cảm nhận đầu tiên để xác định hệ

thống thông tin, ở mức này cần trả lời câu hỏi: Hệ thống thông tin cần những yếu tố gì? Chức năng ra sao? Gồm những dữ liệu nào và qui tắc quản lý như thế nào? Và tại sao có những yếu tố này? Tại sao

có những chức năng này? – Trả lời câu hỏi: What? Why?

Mức tổ chức hay logic: Là mức tổng hợp các yếu tố đã nhận

diện ở mức quan niệm. Trong mức này, cần phải trả lời được các

câu hỏi: Ai làm? Làm ở đâu và làm khi nào? Who? Where? When?

Mức vật lý: Là mức chi tiết. Về dữ liệu cần có các quan hệ cụ

thể, có một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Về xử lý cần có đầy đủ các đặc tả cho từng thủ tục chương trình, có sự tham khảo ngôn ngữ trong chương trình này. Mức này trả lời câu hỏi cuối cùng: Các công

Phân tích: Bao gồm các công việc: •Xác định vấn đề.

•Nghiên cứu hiện trạng của tổ chức. •Nghiên cứu khả thi.

•Xây dựng sách hợp đồng trách nhiệm.

Thiết kế: Bao gồm các công việc: •Thiết kế dữ liệu.

•Thiết kế xử lý.

Thực hiện: Bao gồm các công việc: •Cài đặt hệ thống vào máy tính.

•Thử nghiệm: Thử nghiệm α, thử nghiệm β và thử nghiệm γ.

•Khai thác.

IV.3.2 Năm thành phần của hệ thống thông tin

Dữ liệu (DL): Bao gồm những dữ liệu vào, ra của hệ thống, dữ liệu cần thiết để xử lý bên trong thiết bị. Đây là khía cạnh tĩnh của hệ thống.

Xử lý (XL): Thông tin của hệ thống được tạo ra như thế nào? Bằng cách nào? Đây là khía cạnh động của hệ thống.

Bộ xử lý (BXL): Bao gồm: Con người, máy tính điện tử, các thiết bị tin học để thực hiện việc xử lý.

Sự truyền thông (STT): Một hệ thống gồm nhiều bộ phận, việc truyền thông giữa các bộ phận như thế nào?

Con người (CN): Con người can thiệp vào hệ thống như thế nào? (Con người là yếu tố quyết định để hệ thống hoạt động).

Trong các mặt phẳng trên, ta quan tâm đến một bộ phận quan trọng nhất, đó là: MỨC NHẬN THỨC DỮ LIỆU XỬ LÝ

Quan niệm Mô hình quan niệm dữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liệu

Mô hình quan niệm xử lý

Logic Mô hình logic dữ liệu Mô hình logic xử lý

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (Trang 26 - 32)