0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ YÊN ĐỊNH – HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2010 2013 (Trang 26 -28 )

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Định nằm về phía Tây của huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện khoảng 30km, địa giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Minh Sơn

+ Phía Nam giáp xã Kim Linh huyện Vị Xuyên

+ Phía Đông giáp xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang + Phía Tây giáp xã Minh Ngọc

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Yên Định là xã thuộc vùng cao trung bình của huyện, độ cao từ 200 – 700m so với mực nước biển, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe sâu có độ dốc lớn và các thung lũng lòng máng chạy từ Tây sang Đông.

* Địa mo vùng ven sông sui: Đây là vùng thấp nhất, đất đai vùng này phần lớn là đất phù sa thích hợp cho trồng cây hàng năm, cây ăn quả.

* Địa mo vùng núi thp: gồm các thôn Tạm Mò, Bắc Bừu, Bản Bó, Bản Loan, Nà Han, Nà Yến, Nà Xá, Nà Khuổng. Địa hình có dạng sườn thoải, độ dốc nhỏ hơn 250, bên cạnh là các thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, cây công nghiệp lâu năm; ở những nơi có độ dốc lớn hơn 250 phát triển trồng rừng.

* Địa mo vùng núi cao: gồm các thôn: Ngàm Piai, Phja Dầu, Khuổi Trông, Nà Trang. Địa mạo núi cao trên 200 m, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn trên 250 và bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, đất đai vùng này chủ yếu phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn và các động thực vật quý hiếm.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió Đông Nam.

Nhiệt độ trung bình 21-220C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11, tháng 12 năm trước và tháng giêng, tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình xuống gần 150C. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 5, 6, 7 nhiệt độ trung bình khoảng 27 – 280C.

4.1.1.4. Thủy văn

Suối Nậm Mạ và các nhánh suối đổ về chảy dọc chiều dài của xã theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lưu lượng nước thường thay đổi thất thường, mùa khô, mực nước thấp, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa, lưu lượng nước tăng nhanh, nước lũ tràn về đột ngột gây ra tình trạng ngập lụt. Dọc hệ thống suối này hình thành nên nhiều cánh đồng tuy nhỏ nhưng đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với nhiều cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày.

Tóm lại, hệ thống sông, suối, của xã là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:

Xã Yên Định có các loại đất chính là: Đất phù xa được bồi (Pb) và đất phù sa không được bồi, tầng đất dày >100cm, thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến trung bình, tỷ lệ mùn thấp, các chất dinh dưỡng trung bình đến nghèo, đất chua, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước:

Yên Định còn có 0,45 ha đất nuôi trồng thủy sản, đây là nguồn nước quan trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

Hầu hết các hộ gia đình trong toàn xã đã được sử dụng nguồn nước tự nhiên để đảm bảo vệ sinh an toàn.

- Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng toàn xã 5245.47 ha (chiếm 75.29 % diện tích đất tự nhiên); diện tích rừng chủ yếu hiện nay là rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường

Yên Định là xã thuộc vùng cao trung bình của huyện, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe sâu có độ dốc lớn. với các cánh đồng, làng mạc đan xen và hệ thống ao hồ, kênh mương dày đặc đã tạo nên một cảnh quan trù phú. Trong vấn đề môi trường chưa có gì nổi cộm, nhưng cũng cần đưa ra các biện

pháp bảo vệ nguồn nước, nhất là nước sinh hoạt do bị nhiễm độc từ nguồn phân bón hóa học, từ thuốc bảo vệ thực vật …

4.1.1.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Thuận lợi:

Xã Yên Định có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp.

Đất đai tương đối màu mỡ, có khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

Hệ thống giao thông liên thôn đã được đầu tư phát triển nên việc đi lại của nhân dân đã phần nào bớt được khó khăn.

- Khó khăn:

Là xã miền núi, dân cư sống thưa thớt, phân bố không đồng đều. Giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, một số xóm cách trung tâm UBND xã khá xa. Là một xã thuộc vùng núi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm chưa có tính quy hoạch, chưa có nhiều mô hình ứng dụng KHCN cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các mô hình trang trại. Du lịch, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.

Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, vùng chè, vùng lúa sản lượng còn thấp và chưa được quy hoạch, chưa đáp ứng được yều cầu của sản xuất.

Trình độ dân trí còn nhiều bất cập, am hiểu về khoa học kỹ thuật, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn nhiều hạn chế.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi 4.1.2.1. Tình hình phát trin chung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ YÊN ĐỊNH – HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2010 2013 (Trang 26 -28 )

×