Sự tham gia của bộ phận tài chính

Một phần của tài liệu Các yếu tố tiên quyết để triển khai thành công 6 sigma (Trang 25 - 47)

Bộ phận tài chính cần tham gia ngay từ lúc bắt đầu mỗi dự án để đảm bảo rằng những tiết kiệm về chi phí được ghi nhận đầy đủ đối với từng dự án 6 sigma và thật sự thể hiện trong kết quả báo cáo tài chính của công ty. Mốc so sánh của dự án (baseline) và những cải tiến được công bố phải được cẩn thận kiểm chứng bởi bộ phận tài chính. Các cải tiến sẽ được chuyển thành giá trị tiết kiệm bằng tiền khi co thể và bị khấu trừ nếu phát sinh chi phí từ dự án.

2.7 Các công cụ chủ yều triển khai 6 sigma

STT Công cụ Mục đích của ứng dụng

1 Kiểm soát quá trình bằng kỷ thuật thống kê (SPC) và biểu đồ

Phát hiện vấn đề, phát hiện điểm yếu trong khâu sản xuất kinh

kiểm soát doanh. 2 Phân tích sai phạm (sử biến

động) ANOVA (Analyis of Variation)

Xác định vấn đề và các nguyên nhân gốc rễ

3 Phân tích hồi quy ( Regession and correlation analyis)

Phân tích các nguyên nhân gốc rễ và dự đoán kết quả

4 Thiết kế thông qua thử nghiệm DOE (Design of Experiment)

Phân tích các giải pháp tối ưu và đánh giá giá trị sử dụng của kết quả tài chính

5 FMEA (Failure Modes and Effect analyis)

Ưu tiên hoá các vấn đề và lập biện pháp phòng ngừa

6 Triển khai các chức năng chất lượng QED ( quality Function Deployment)

thiết kế quá trình, sản phẩm dịch vụ

Bảng 2.1: các công cụ của 6 sigma

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUI TRÌNH ĐÓNG GÓI TẠI CÔNG TY TNHH YUPOONG

VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về công ty TNHH Yupoong Việt Nam

Công ty TNHH Yupoong Viêt Nam là môt doanh nghiệp được đầu tư 100% vốn nước ngoài. Công ty mẹ là tập đoàn Yupoong Inc. Hàn Quốc

Trụ sở chính: 416-1 Guro - Dong, Guro-Gu,Seoul, Korea

Ngành kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh các loại mũ nón

Giấy phép thành lâp: Số 113-81-07268 đăng ký tại Seoul, Cộng Hoà Hàn Quốc

Ngày đăng ký: 15/09/1972

Do nhu cầu mở rộng kinh doanh tìm kiếm thị trường mới nên công ty Yupoong Inc đã quyết định thành lập công ty TNHH Yupoong tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 138/GP-KCN-ĐN cấp ngày 24/06/2002 của Ban Quản Lý Các KCN Đồng Nai.

Tên gọi doanh nghiệp : Công ty TNHH Yupoong Việt Nam

Trụ sở chính tại : Lô A2,3,4 Khu công nghiệp Loteco, P.Long Bình, Biên Hòa-Đồng Nai.

MST : 3600563401

Điện thoại : (0613) 991981 Fax : (0613) 991937

Công ty là doanh nghiệp nước ngoài có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lâp, được mở tài khoản và vay vốn ngân hàng để hoạt đông theo qui định của nhà nước.

Tài khoản công ty mở tại Ngân Hàng Shinhan, USD 100-110- 5310,VND 100-110-5329

Mục tiêu hoạt động chính: Sản xuất và kinh doanh các loại mũ nón. Trong thời gian từ khi thành lập cho đến nay công ty đã không ngừng phát triển theo chiều hướng đi lên. Công ty có được thành tựu như ngày hôm nay là do sự nổ lực không ngừng của ban Giám Đốc cùng với sự giúp đỡ của các nhân viên trong công ty. Họ đã đưa Công ty Yupoong từ một công ty nhỏ

nay trờ thành một công ty có quy mô không phải nhỏ với đa dạng chủng loại mũ nón đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng mong muốn.

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. a) Chức năng:

Công ty có những chức năng như sau: Chuyên sản xuất các loại Mũ nón dùng cho thể thao như: Nón Skirt, chơi đánh Golf, Tenis,v.v xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.

b) Nhiệm vụ:

- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập công ty. - Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, công ty cần phải xây dựng tổ chức chính trị, tập trung kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật và năng lực quản lý nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển sàn xuất, kinh doanh của công ty.

- Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, ổn định và lâu dài cho người lao động. Trong đó người lao động sẽ được bù đắp xứng đáng với công sức đã đóng góp, được người khác tôn trọng thành quả lao động của mình, tạo điều kiện phát triển liên tục về khả năng chuyên môn và năng lực quản lý.

- Xây dựng bộ máy đủ mạnh, sách lược quản trị thích hợp và đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, tận tụy, trung thành, gắn bó lâu dài với sự nghiệp phát triển của công ty.

- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

c) Quy mô lao động

Tổng số cán bộ công nhân viên trong danh sách của công ty năm 2012 là 1.927 người .

-Trình độ đại học -Trình độ cao đẳng và trung cấp -Lao động phổ thông(12/12) -Lao động phổ thông(9/12) 40 56 1.265 589 2.05 2.87 64.87 30.21 Tổng cộng 1.927 100.00

Nguồn lấy từ phòng nhân sự công ty Yupong VN

Qua bảng phân lọai trình độ lao đông như trên, ta thấy số cán bộ công nhân viên có trình độ Lao động phổ thông trở lên chiếm 64.87% trên tổng số nhân viên của công ty. Đây cũng là điểm tương đối thuận lợi cho công ty, dể dàng cho việc tiếp cận khoa học –kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng thị phần để đi tới việc tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên trong vấn đề sử dụng lao động công ty cần phải quan tâm hơn nữa việc đào tạo và nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên .

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH YUPOONG VN 29 TỔNG GIÁM ĐỐC PGĐ.SẢN XUẤT PGĐ.HÀNH CHÁNH P.QUẢN LÝ SX P.VẬT TƯ XNK P.HÀNH CHÁNH

Nguồn: Phòng hành chánh

3.2 Phân tích thực trạng & đề xuất giải pháp cải tiến qui trình đóng gói tại công ty Yupoong Việt nam

3.2.1 Giai đoạn xác định (D)

a) Lựa chọn dự án

Sau khi điều tra phát hiện có nhiều “lỗi tại công đoạn đóng gói”, để giải quyết vấn đề này nhóm đã đề một phương châm lớn nhất đó là “cải tiến chất lượng qui trình và xúc tiến các hoạt động nhằm hạn chế lỗi phát sinh tại công đoạn đóng gói cho công ty TNHH Yupoong Việt Nam”

Bảng 3.1 Tổng hợp lỗi tại các bộ phận từ tháng 1/2013 đến 3/2013.

Đơn vị tính: Cái Stt PhậnBộ Tổng số lượng sản xuất Tổng số lượng lỗi Tỷ lệ % lỗi

1 Cắt 3,350,000 21,658 0.65%

3 Thêu 3,350,000 23,186 0.69% 4 May 3,350,000 23,167 0.69% 5 Đóng gói 3,350,000 25,824 0.77% Tổng cộng 3,350,000 114,835 3.43% Nguồn: Tổng hợp từ bộ phận đóng gói. b) Xác định dự án

Các thành phần tham gia vào dự án:

Trong dự án cải tiến qui trình đóng gói tại công ty TNHH Yupoong Việt Nam có sự tham gia của các phòng ban như sau:

 Bộ phận đóng gói  Bộ phận cắt  Bộ phận ráp  Bộ phận thêu  Bộ phận may

 Bộ phận kho nguyên vật liệu  Bộ phận kho thành phẩm  Bộ phận kiểm tra

+ Bảng hiến chương của dự án.

Quy trình công nghệ sản xuất Nón của công ty TNHH Yupoong Việt Nam

Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất nón tại công ty

NGUYÊN LIỆU CẮT RÁP THÊU THÀNH PHẨM KIỂM TRA MAY ĐÓNG XUẤT

Nguồn: Phòng quản lý sản xuất

Sản phẩm nón công ty sản xuất là loại hình sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ.

Mỗi đối tượng có yêu cầu kỹ thuật, kết cấu thích hợp trên các thiết kế, dự toán riêng biêt. Do sản phẩm mang tính đơn chiết nên chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm có nội dung và cơ cấu không đồng nhất.

3.2.2 Giai đoạn đo lường (M)

Bản đồ quá trình đóng gói tại công ty. + Bản đồ quá trình.

Qui trình dự án (Qui trình đóng gói tại công ty Yupoong Việt Nam)

Nguồn: Bộ phận đóng gói

Giới hạn của dự án:

Qui trình dự án gồm có 13 bước:

Bước 1: Nhận hàng

Bước 2: Kiểm tra kim loại Bước 3: Bọc nút Bước 4: Làm sạch bụi Đặt vào hộp Bao nylon Đóng thùng Đóng Nút Bắn hangtag Dán tem Xếp nón Lót giấy Nhận Hàng Kiểm tra Bọc Nút

kim loại Làm sạch bụi Ủi

Bước 5: Ủi Bước 6: Đóng nút Bước 7: Bắn hangtag Bước 8: Dán tem Bước 9: Lót giấy Bước 10: Xếp nón Bước 11: Bao nylon Bước 12: Đặt vào hộp Bước 13: Đóng thùng

Bước 14: Nhập kho thành phẩm

Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng lỗi tại công đoạn đóng gói.

Thời gian thu thập số liệu từ tháng 1/2013 đến 3/2013 Tổng số lượng kiểm tra là: 3.350.000 cái

Đơn vị tính: Cái

hiệu lỗi Tên lỗi sản phẩm

Số lượng lỗi Số lượng lỗi tích lũy Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) A Đóng nút sai 11,690 11,690 45.27% 45.27% B Ủi sai 10,574 22,264 40.95% 86.21%

C Hangtag sai 602 22,866 2.33% 88.55% D Bị bụi 549 23,415 2.13% 90.67% E Dán tem sai 532 23,947 2.06% 92.73% F Bọc nút sai 474 24,421 1.84% 94.57% G Không lót giấy 438 24,859 1.70% 96.26% H Xếp nón sai 309 25,168 1.20% 97.46%

I Không bao nylon 291 25,459 1.13% 98.59%

K Đặt sai hộp 288 25,747 1.12% 99.70%

L Đóng thiếu số

lượng 77 25,824 0.30% 100.00%

Tổng cộng 25,824 100.0%

Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ bộ phận đóng gói

Hình 3.1 Biểu đồ pareto

Qua biểu đồ hình 3.1 ta thấy đóng nút và ủi gây ra 86.21% lỗi sản phẩm. Đây là những công đoạn bị lỗi cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc 80:20.

Như vậy theo nguyên tắc “Điểm gãy” nhóm cần ưu tiên giải quyết lỗi sản phẩm ở công đoạn đóng nút và ủi.

Do đó trong nội dung dự án này sẽ tập trung vào 2 bước chính:

Công đoạn Ủi và Công đoạn đóng nút

3.2.3 Giai đoạn phân tích - Analyze (A) a) Nhận diện vấn đề của quy trình hiện nay:

Trong bước Phân Tích, các thông số thu thập được trong bước Đo Lường sẽ được phân tích để các nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình, tìm ra các khu vực trọng yếu để cải tiến. Chính ở bước này, các vấn đề của qui trình đóng gói thực tế được chuyển sang các vấn đề thống kê, gồm có:

Theo Pyzdek (2003), giai đoạn này gồm hai bước sau:

1. Phân tán suy nghĩ: Xem xét tất cả các giải pháp có thể 2. Hội tụ suy nghĩ: giúp tìm ra giải pháp tốt nhất

Bước phân tán suy nghĩ sử dụng công cụ 5W2H giúp tìm ra tối đa những giải pháp thông qua Tấn công não

Biểu đồ nhân quả được sử dụng trong bước hội tụ suy nghĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất. Những công cụ kỹ thuật thống kê chủ yếu được áp dụng trong giai đoạn phân tích là:

 Biểu đồ phân bố tần suất  Biểu đồ khối (Box plot)

 Phân tích đa biến (Multivariance)  Phân tích tương quan hồi quy

 Kiểm định giả thuyết (Hypohthesis testing – T test, F test).  Thống kê mô tả (Description Statistics).

 Đồ thị tác nhân chính ( Main Effect Plot). b) 5W2H

Why: Tại sao phải tiến hành cải tiến?

Công ty TNHH Yupoong Việt Nam muốn cải thiện quá trình đóng gói hiện tại vì những lý do sau:

 Phương pháp thao tác của công nhân đóng gói chưa thực hiện tốt.  Để giảm tỷ lệ lỗi trong quá trình đóng gói nhằm đạt được hiệu quả

trong khâu đóng gói của công ty.

 Yếu tố con người: cần được đào tạo và huấn luyện bài bản để hạn chế những lỗi thiếu sót trong quá trình thao tác.

 Thiết bị hoạt động chưa ổn định

 Thiếu thông tin về chất lượng của sản phẩm.

What: Yếu tố nào của quy trình bị trục trặc?

 Theo quan điểm của những bộ phận quản lý đóng gói của YUPOONG thì các biểu hiện sau đây tạo ra một sự thôi thúc cải tiến trong quá trình đóng gói của họ:

 Công nhân không được huấn luyện đào tạo bài bản về công đoạn đang làm.

 Công nhân không tuân thủ thao tác khi làm việc.  Khi sản phẩm bị lỗi chậm báo cáo với cấp quản lý.  Không kiểm tra công cụ dụng cụ trước khi thao tác.

Where: Các trở ngại của quy trình xảy ra ở đâu?

Sau khi phân tích các bản đồ hiện tại của quá trình đóng gói của YUPOONG thì các trở ngại phát sinh ở các giai đoạn sau đây trong tiến trình:

 Không kiểm tra thời gian và nhiệt độ của khuôn ủi.

 Tần suất vệ sinh khuôn ủi sạch sẽ trước khi mở máy ủi lên không thường xuyên.

 Thường không điều chỉnh thời gian ủi cho phù hợp với đặc tính của từng loại vải mà chỉ để một thời gian có số lượng vải lớn thường xuyên là:

• Thời gian ủi: 35 giây

• Nhiệt độ khuôn từ: 100 đến 110 độ.

• Thời gian xịt hơi là: 2 giây

 Không kiểm tra nút 1 lần sau khi đóng xong.  Đặt nút sai lệch với đỉnh chóp nón.

 Điều chỉnh tia laser gắn trên máy không khớp với chính giữa đỉnh chóp nón.

Who: Những bộ phận có liên quan

 Nhóm Kỹ thuật  Nhóm Kiểm tra  Nhóm sản xuất  Nhóm bảo trì

When : Các trở ngại của quy trình xảy khi nào?

Vấn đề phát sinh tại thời điểm

Trong công đoạn đóng nút công nhân thường không kiểm tra tia laser gắn trên máy đóng nút có khớp với đỉnh chóp nón.

Phương pháp thao tác của công nhân đóng gói

chưa thực hiện tốt.

Tại công đoạn ủi công nhân thường không sử dụng bao tay và miếng xốp khi thực hiện công việc ủi.

Chưa thực hiện công việc điều chỉnh dụng cụ trước khi thực hiện đóng nút.

Vấn đề phát sinh tại thời điểm

Công nhân trong bộ phận đóng gói thiếu kiến thức về công đoạn mình làm việc.

Yếu tố con người: cần được đào tạo và huấn luyện bài bản để hạn chế những lỗi thiếu sót trong

quá trình thao tác. Tiêu chuẩn các thao tác

chưa được tiêu chuẩn hoá.

Máy đóng nút hoạt động thường xuyên không ổn định tia laser máy đóng nút thường xuyên bị hỏng.

Nhiệt độ của khuôn ủi không ổn định, lúc quá nóng và có lúc không đủ

nhiệt độ. Vấn đề phát sinh tại thời

điểm

Các lỗi sản phẩm xảy ra tại công đoạn đóng gói chủ yếu là các trưởng bộ phận và các cấp quản lý biết. Công nhân chỉ được biết lỗi tại công đoạn mình Làm việc.

Thiếu thông tin về chất lượng của sản phẩm.

How: Cải tiến như thế nào? Giải pháp?

Cần xem xét những điểm sau khi cải tiến qui trình đóng gói hiện tại:

 Thu thập và phân tích tất cả các yếu tố dẫn đến lỗi sản phẩm trong qui trình đóng gói.

 Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên định kỳ phải được cập nhật liên tục nhằm đảm bảo thực hiện đúng thao tác trong quá trình làm việc.  Xây dựng các thao tác vận hành chuẩn.

 Xây dựng chương trình đào tạo cho chuẩn trong qui trình đóng gói.

Để giảm bớt sự phức tạp và loại bỏ các hoạt động không cần thiết trong quá trình đóng gói: Mục đích là Tinh giảm sự phức tạp trong quy trình: quy trình tốt và đơn giản , rõ ràng. Những nhân viên khác nhau từ những bộ phận khác nhau liên quan đến quy trình đều có thể hiểu được quy trình sẽ giúp giảm đi lỗi mắc phải.

Để giảm tỷ lệ lỗi trong quá trình đóng gói nhằm đạt được hiệu quả trong khâu đóng gói của công ty.

Yếu tố liên quan đến con người: cần được đào tạo và huấn luyện bài bản để hạn chế những lỗi thiếu sót trong quá trình thao tác. Tiêu chuẩn hoá các thao tác vận hành chuẩn.

Phương tiện truyền thông về chất lượng của sản phẩm: tiết kiệm thời gian và hạn chế giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục văn bản.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tiên quyết để triển khai thành công 6 sigma (Trang 25 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w