XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện nhơn trạch - đồng nai đến năm 2011 (Trang 29 - 33)

GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

3.1. Khái quát hệ thống quản lý nhà nước về CTR.

Hệ thống quản lý CTR đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…).

Hệ thống quản lý CTR đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến CTR bao gồm: 1) sự phát sinh; 2) thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn; 3) thu gom tập trung; 4) trung chuyển và vận chuyển; 5) phân loại, xử lý và chế biến; 6) thải bỏ CTR, một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trường và dựa trên thái độ của cộng đồng.

Page 30

Mục đích của quản lý CTR

1. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 2. Bảo vệ môi trường.

3. Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. 4. Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ

5. Giảm thiểu CTR tại các bãi đổ. Nguồn phế thải phế liệu Bãi chôn lấp Bãi tập kết tạm thời trạm trung chuyển Xe đẩy rác tay Đường phố Thùng rác, bể chứa rác Các hộ gia đình Khách sạn Cơ quan Trường học Nhà hàng ăn uống, nhà trọ

Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn

Nhóm thu gom phế liệu Nhóm thu mua phế liệu Nhóm buôn bán và sử dụng lại phế liệu Đội quân bới

rác tại bãi rác

Thu mua tại bãi đổ rác Đội quân nhặt rác lưu động Thu mua đồng nát tại kho chứa Các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp Đại lý và những người buôn bán Những người mua đồng nát lưu động Hoạt động thu mua dọc đường phố

Page 31

3.2. Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại rác tại nguồn: rác tại nguồn:

Những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại rác tại nguồn. a/. Thuận lợi:

Do khối lượng rác sinh ra tại hộ gia đình thường có khối lượng nhỏ, hơn nữa tính đại diện của một số thành phần có trong rác thải sinh hoạt thường chiếm tỷ lệ cao, đáng kể nhất là thành phần rác hữu cơ (thực phẩm dư thừa) chiếm tỷ lệ từ 60- 90%.

Công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có thể mang lại những lợi ích tích cực như sau :

-Tạo được ý thức cho chính người phát sinh chất thải trong việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn chất thải. Tránh tình trạng xử lý cuối cùng bằng biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn phát sinh.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn của thành phố.

-Giảm đáng kể chi phí dành cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị và giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm của bãi chôn lấp.

-Làm tăng hiệu quả của các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế.

b/. Khó khăn:

Bên cạnh những mặt thuận lợi trong quá trình phân loại nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên với những mặt thuận lợi đã đạt được, thì việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cũng gặp không ít khó khăn như:

-Thói quen của người dân sử dụng một thùng hay bao ni lông để chứa tất cả thành phần rác thải sinh hoạt.

-Công đoạn phân loại và lưu trữ rác tại nguồn sẽ tăng số thùng chứa để chứa các loại rác đã tách ra. Mặc dù có sự gia tăng thùng chứa, tuy nhiên điều kiện về phát tán của các chất ô nhiễm từ rác vẫn như cũ và có thể được kiểm soát tốt hơn nên vấn đề về ô nhiễm tại nguồn không xảy ra.

* Phân bố dân cư không đồng đều.

Mật độ phân bố dân cư huyện Nhơn Trạch hiện nay không đồng đều, nhiều nơi dân cư còn thưa thớt. Dân cư chủ yếu sống tập trung dọc các trục đường giao thông chính trong huyện; các khu vực nằm sâu bên trong dân cư khá thưa thớt.

Page 32

Việc dân cư phân bố không đồng đều ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc quản lý và thu gom rác. Ở những khu đông dân cư thì mật độ thu gom phải nhiều hơn, số người quản lý cũng nhiều hơn. Còn ở những nơi dân cư thưa thớt, việc thu gom sẽ khó khăn vì thường đó là những nơi giao thông không thuận lợi, hoặc xa nơi tiếp nhận.

Mặt khác ở những nơi dân cư thưa thớt, việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân về phân loại rác tại nguồn cũng gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Đề xuất phương án quản lý chất thải rắn cho huyện Nhơn Trạch.

Thu gom rác thải phát sinh, phân loại tại nguồn và xử lý tập trung các chất thải hữu cơ tại nhà máy xử lý rác tập trung của huyện, những chất không thể tái chế, xử lý thì sẽ được chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh..

Ở phương án này, tại mỗi hộ gia đình, rác sẽ được phân loại và thu gom. Những chất thãi có thể tái chế sẽ được đưa đi tái chế, những chất thải hữu cơ sẽ được đưa đến nhà máy chế biến phân, những chất vô cơ không thể tái chế sẽ được đưa đến bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.. Sơ đồ dòng thải của phương án này được minh hoạ trong hình 3.3. Hoạt động chính của phương án này là:

- Tại hộ gia đình tiến hành phân loại rác thải, để riêng rác hữu cơ có thể tái chế và rác vô cơ.

- Thu gom và vận chuyển rác thải hữu cơ tới nhà máy chế biến phân compost tại mỗi xã

- Chôn lấp rác thải vô cơ (đất, cát, sỏi....) tại các ô chôn lấp của các xã.

- Nhà máy sản xuất phân compost trong phương án này sẽ được dựa trên nguyên tắc ủ luống thông khí tự nhiên. Phân này có thể sử dụng làm dinh dưỡng đất và phân bón trong nông nghiệp, công viên và vùng trồng cây xanh. Người dân có thể đến lấy phân miễn phí để bón cho vườn của họ.

Page 33

Hình 3.3. Quản lý rác thải ở quy mô cộng đồng

Để việc thu gom và xử lý thành công, giảm thiểu ô nhiễm, đem lại hiệu quả hiện thực và bền vững, cần phải có những phương pháp như sau:

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện nhơn trạch - đồng nai đến năm 2011 (Trang 29 - 33)