Các phép đo chủ yếu

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Đặc điểm mặt hàng, nguồn hàng và khách hàng của cửa hàng xăng dầu số 4 ppt (Trang 26 - 28)

VI. Thực hiện một số quy định liên quan đến nhận hàng 1 Thẻ kho.

2. Các phép đo chủ yếu

2.1. Đo nhiệt độ

* Dụng cụ đo : Là nhiệt kế điện tử ( Hg ) đảm bảo sai số cho phép là cộng trừ 0.2 - 0.5% được gắn cố định vào giá đỡ bằng gỗ cứng có cói bao xung quanh. * Phương pháp đo : Nhiệt kế được buộc vào dây có giá đỡ thả xuóng bể chứa qua vị trí lỗ đo hàng và ở đIúm đo quy định.

+ Đối với bể trụ đứng, bể nằm ngang có đường kính >= 3 cm tiến hành đo nhiệt độ tại 3 điểm trên, giữa, dưới. Kết quả nhiệt độ lấy giá trị trung bình của 3 lần đo tại 3 điểm.

1 trên + 2 giữa + 1 dưới t 0bể dầu = ——————————

4

+ Đối với ôtô stec, wagong tec, bể trục nằm ngang có đường kính nhỏ hơn 3 cm chỉ cần đo nhệt độ tại một điểm là chính giữa mức chứa xăng dầu.

+ Đối với hầm tàu, xà lam, đo tại hai điểm giữa và dưới, kết quả đo được lấy bình quân 2 lần đo.

+ Đối với xăng dầu nhiệt kế được ngâm trong xăng dầu 3 phút. + Đối với dầu FO thì được ngâm trong dầu hơn 10 phút

+ Đối với nhiệt kế điện tử chỉ đọc kết quả khi trên màn hình chỉ giá trị ổn định kết quả đọc chính xác đến nửa vạch thang chia nhỏ nhất : Nhiệt kế trọng tải 0.10C nhiệt kế thường 0.250C .

2.2. Đo chiều cao mức chứa xăng dầu

* Thiết bị và dụng cụ đo :

Thước đo : dùng thước đo chuyên dụng có quả dọi theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo sai số cho phép 0.1%.

Ngoài ra còn sử dụng thước đo siêu âm, thước đo điện tử. Các loại thước thử : thước thử nước, thước cắt xăng dầu. * Phương pháp đo:

Mở nắp lỗ đo bể ( đứng trước chiều gió ) thả quả rọi vào bể theo đúng vị trí đo và hoàn toàn thẳng đứng.

Đo chiều sâu của bể và chiều cao chứa mức xăng dầu sau đó lau sạch thước, trong khoảng cân đo, bôi một lớp mỏng thuốc thử nước, thước cắt xăng dầu, thả thước từ từ xuống bể chứa khi cách đáy khoảng 25cm thì dừng lại giây lát cho mặt xăng dầu ổn định rồi mới tiếp tục thả thước nhẹ nhàng cho tới khi chạm đáy đợi một lúc cho các loại thuốc thử có tác dụng, sau đó kéo nhanh thước lên và đọc kết quả.

Đo 3 lần cho một bể chứa. Thời gian thuốc thử tác dụng: + Xăng 5s.

+ DO 10s.

Từ kết quả đo được chúng ta xác định thể tích trong bể : Trabarem bể

Hchung ———————> Vchung

Trabarem bể

Vnước = Vchung – Vnước

2.3. Đo tỷ trọng

* Dụng cụ đo :

Dùng tỷ trọng kế hệ mét theo đúng tiêu chuẩn, nếu dùng tỷ trọng kế cũ thì trong biên bản phải ghi rõ và phải chuyển đổi theo đúng quy định.

* Trình tự đo :

Dùng chai lấy mẫu xăng dầu theo đúng quy định ở bể chứa hoặc trên phương tiện vận chuyển mẫu xăng dầu được đỏ vào ống đo, thả tỷ trọng kế vào trong ống đo từ từ chờ khi ổn định rồi đọc kết quả.

Nếu đo tỷ trọng kế hệ mét thì được d++ còn nếu đo bằng d20/4 thì phải chuyển đổi theo quy định.

Từ dtt tra bảng 53 được d15 đối chiếu với d15 ở hoá đơn để xác định chất lượng hàng.

* Các loại mẫu thử :

Mẫu thử là lượng xăng dầu rút ra từ lô hàng từ bể chứa hoặc trên phương tiện nhằm mục đích xác định chất lượng lô hàng theo đúng tiêu chuẩn và phương thức thích hợp.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Đặc điểm mặt hàng, nguồn hàng và khách hàng của cửa hàng xăng dầu số 4 ppt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)