Tổng của hai công suất này là công suất sóng mang tổng cộng A2.
Để khóa được theo thành phần trực giao không bị điều chế, một mạch vòng có độ rộng băng nhỏ phải được sử dụng. Nhược điểm của hệ thống như thế là sự mất thông tin pha sau một chuỗi tương đối dài các bít I hay 0 nhị phân. Khi đó PLL sẽ khóa pha vào pha +4ø hay -4ø chứ không phải vào góc pha bằng 0. Việc khóa pha không thích hợp như vậy có thể loại bỏ được nhờ áp dụng mã hóa hai pha (biphase) thay cho mã hóa NRZ. Trong trường hợp này, thời gian dài nhất của bất kỳ trạng thái pha nào cũng là T và độ rộng băng của PLL phải được chọn sao cho có được một hằng số thời gian rất lớn hơn T. Hình 7.17b trình bày một bộ giải điều chế 2PSK và mạch khôi phục sóng mang làm việc theo tín hiệu đã được phát đi có chứa một sóng mang tham chiếu.
Hình 7.17c, d và e thể hiện các thí dụ về các mạch khôi phục sóng mang theo ba nguyên tắc nói trên. Hình 7.17c trình bày mạch của hệ thống ghép theo thời gian mà nó là một khóa chuyển mạch, đóng chỉ trong các khe thời gian đồng bộ. Hình 7.17d cho thấy mạch của hệ thống phân chia theo tần số, là một bộ giải điều chế khôi phục lại lại sóng mang phụ không bị điều chế, còn hình 7.17e thể hiện một PLL đóng vai trò một mạch khôi phục sóng mang đối với hệ thống ghép trực giao. Nó cũng cung cấp cả tín hiệu đã được giải điều chế.
7.4.2. Khôi phục sóng mang từ một tín hiệu có sóng mang bị nén
Trong mục 7.4.1 đã thấy được rằng bên cạnh tín hiệu thông tin, một sóng mang tham chiếu cung cấp thông tin pha có thể được truyền phụ thêm vào. Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng toàn bộ công suất có được để truyền tín hiệu mang thông tin thì tiện lợi và hiệu quả hơn. Phổ tín hiệu phát khi đó sẽ không chứa một thành phần phổ vạch sóng mang (chí ít là khi tín hiệu mang thông tin không chứa thành phần một chiều) và PLL theo như mục 7.4.1
(được xem như một mạch đánh giá tham số) không thể áp dụng được một cách
trực tiếp. Việc thêm vào một mạch lọc sẽ chẳng ích lợi gì do không có một thuật toán tuyến tính nào lại tạo ra được một vạch phổ từ một phổ liên tục.
Hầu hết các tập tín hiệu thường được sử dụng (hầu hết các loại điều chế thông thường) đều có sóng mang bị nén, ngoại trừ trường hợp điều biên ASK (Amplitude ShỨ? Keying), song nó lại chỉ thường được sử dụng trong truyền dẫn không kết hợp (noncohereni). Trong những mạch vòng bám tính sóng mang bị nén này, một thuật toán phi tuyến nhất thiết phải được thực hiện trên sóng mang bị điều chế thu được nhằm tạo ra thành phần phổ vạch sóng mang, hoặc là trước hoặc là trong PLL.. Một trong nhiều giải pháp là sử dụng PLL có tính luỹ thừa 4 tín hiệu thu được, có thể áp dụng được cho truyền dẫn 4PSK sẽ được trình bày ở đây như một ví dụ về phương pháp khôi phục sóng mang từ một tín hiệu có sóng mang bị nén.
Việc lấy luỹ thừa bậc 4 của một tín hiệu 4PSK tạo ra một sóng mang không bị điều chế riếu các điều kiện sau đây thỏa mãn: a) độ dịch pha điều chế là k.90° (k=0, 1, 2, 3); b) các tín hiệu dùng để điều chế là NRZ hoặc là tín hiệu nhị pha (biphase). và c) một độ rộng băng đủ lớn để chỉ gây méo nhỏ.