II. Đối với hàng xuất khẩu
1. Trần Hoàng Quang Duy(NT3) 2 Đinh Thị Nam Phương(NT3)
2. Đinh Thị Nam Phương(NT3) 3. Ngô Gia Yến(NT3)
Trả lời: Incoterms là quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương
mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Song, tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không có giá trị, hay nói cách khác, hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thương mại quốc tế.
(Điều 5 của Incoterms 2000 : Mọi quy định trong quy tắc phải nhường bước cho các quy định riêng được các bên đưa vào hợp đồng).
Ví dụ:
Công ty X chế tạo và bán ra các máy khác nhau cho phép nghiền nát hồ dán trên bề mặt vật phẩm. Theo yêu cầu của một khách hàng Thụy Điển, công ty X ghi là rủi ro chuyển giao khi dỡ hàng tại cảng đến, đồng thời lại ghi điều kiện bán hàng FOB 2010 trong cùng hợp đồng. Ghi như vậy, công ty vẫn nghĩ rằng rủi ro chuyển giao khi hàng được xếp lên tàu. Như vậy, công ty đã hiểu sai quy định là Incoterms không có giá trị khi có quy định ngược lại trong hợp đồng.
Trả lời: đồng y
(nguồn: trang 66 sách Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008)
Câu 23: Có khi nào việc mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện mà không cần có sự trao đổi chứng từ hàng hóa giữa các bên với nhau không?
Người trả lời :
• Châu Ngọc Liên – NT3
• Lê Thị Kim Bùi – NT3
Trả lời
Bộ chứng từ hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong mua bán hàng hóa quốc tế. Nó tham gia đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên người bán và mua. Người bán giao hàng và nhận tiền, người mua nhận hàng và trả tiền. Tuy nhiên cũng vẫn có một vài trường hợp mua bán hàng hóa quốc tế không cần có sự trao đổi hàng hóa giữa các bên, đó là:
• Hàng hóa là mặt hàng cực kỳ hiếm, quý giá và không có hoặc có rất ít nhà cung ứng thứ hai.
• Hai bên người bán và người mua có mối quan hệ làm ăn rất lâu đời, sự tin tưởng nhau là vững chắc, hoặc đã kèm một điều kiện khác vào ví dụ như được ghi nợ, trả chậm. • Hai bên mua và bán có mối quan hệ với nhau như kiểu công ty mẹ có công ty con ở phía nước ngoài.
Câu 24: EDI là gì? Incoterms 1990, 2000 và 2010 có cho phép áp dụng EDI trong việc lập chứng từ thương mại không?
Người trả lời :
• Nguyễn Thanh Bạch Thảo - NT3
• Lưu Thị Xuân Dung - NT3
Trả lời
EDI là gì?
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (stuctured form - có cấu trúc nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được định nghĩa như sau:
“Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.
EDI có thể rút ngắn đáng kể khoảng thời gian từ lúc bắt đầu giao dịch cho đến khi thanh toán kết thúc, bằng cách gửi đi những thông tin cần thiết và tránh được sự trùng lặp trong cả quá trình giao dịch.
EDI hoạt động ra sao?
Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của công ty bạn sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó. Khi được sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải các chứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây diện thoại hoặc các thiết bị viễn thông khác. Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ lại thông tin và tránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng tay. Sử dụng EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của công ty bạn cho việc ứng dụng phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hoá và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ công ty.
EDI mang lại cho các công ty những ích lợi gì?
Những ích lợi chung nhất của EDI là tốc độ cao, tính kinh tế và sự chính xác trong việc xử lý chứng từ giao dịch. Cụ thể hơn, EDI đem lại những lợi ích sau:
• Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài giờ làm việc • Chi phí giao dịch thấp hơn
• Dịch vụ khách hàng tốt hơn
• Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính xác
• Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và liên công ty. • Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn
Tại sao các công ty nên sử dụng EDI trong giao dịch thương mại?
Khi sử dụng EDI, các phần mềm ứng dụng của công ty bạn có thể gửi chứng từ giao dịch trực tiếp đến hệ thống máy tính của đối tác mà không cần sự can thiệp của con người như các bạn đã thấy sơ qua trong ví dụ về quy trình giao dịch ở phần A. EDI giúp giảm thiểu công sức của nhân viên và hạn chế những chậm trễ hay lỗi thường đi kèm với việc xử lý chứng từ bằng tay. Bằng cách đơn giản hoá và tinh giảm các quy trình giao dịch, EDI có thể giúp công ty bạn kiểm soát được chi phí, tăng tính hiệu quả và cải thiện trình độ phục vụ khách hàng.
* Trong Incoterms 1990, 2000, 2010 đă có điều khoản cho phép người bán cung cấp bằng chứng giao hàng bằng một thư truyền dữ liệu điện tử (EDI messages) thay cho chứng từ bằng giấy để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
Vì vậy, Incoterms 1990, 2000 và 2010 có cho phép áp dụng EDI trong việc lập chứng từ thương mại.
Câu 25. Trong một hợp đồng xuất khẩu nông sản có quy định: điều kiện thương mại áp dụng là FOB TP Hồ Chí Minh (Incoterms 2010), nhưng ở điều khoản phạt (Penalty) của hợp đồng lại quy định: bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua nếu chất lượng hàng không đúng hợp đồng quy định, giấy chứng nhận chất lượng do SGS của Singapore cấp ở cảng đến. Việc quy định như vậy có được không? Tại sao?
Người trả lời :
• Trương Phạm Bảo Huy - NT2
• Nguyễn Thị Hồng Thế - NT3
• Mai Thị Bích Ngọc – NT3
Trả lời : Việc quy định như trên là hoàn toàn đúng vì việc cấp giấy chứng nhận chất
lượng hàng hóa có thể thực hiện ở cảng đi hay cảng đến là do thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.Nhưng việc quy định như tình huống trên đây rõ ràng không thuận lợi cho nhà xuất khẩu Việt Nam.Vì trên hành trình đến Singapore có thể xuất hiện nhiều khả năng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.Cho nên trong mọi trường hợp,nhà XK Việt Nam nên thuyết phục khách hàng đồng ý để cho giấy chứng nhận chất lượng được cấp phát trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu 26.Trong hợp đồng xuất khẩu theo các điều kiện thuộc nhóm C, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, thường quy định người bán phải xuất trình chứng từ vận tải thương lượng được, vậy có loại chứng từ vận tải không thương lượng được không và cụ thể đó là những chứng từ gì?
• Hồ Hoàng Phương Thảo – NT2
• Vũ Giang Trúc Thanh – NT2
Trả lời: Bên cạnh các chứng từ vận tải thương lượng được, còn có các chứng từ vận tải
không thương lượng được. Có thể phân những chứng từ này làm hai loại: thứ nhất là các chứng từ bản sao, thứ hai là các loại chứng từ đích danh.
Đối với chứng từ bản sao, trong trường hợp chứng từ là B/L thì B/L được thành lập một số bản gốc, thường là ba (03), gọi là “Bộ vận đơn gốc” và giao cho người gửi hàng. Trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ “Original”. Chỉ có bản gốc (original) B/L, loại vận đơn đã xếp hàng lên phương tiện vận tải (shipped), mới có chức năng nhận hàng tại cảng đến. Nếu một bản chính đã được người nhập khẩu dùng để nhận hàng, các bản chính khác tự động hết giá trị. Ngoài “Bộ vận đơn gốc”, người vận chuyển có thể phát hành một số bản sao theo yêu cầu của người gửi hàng, trên đó ghi chữ “Copy” và “Non-Negotiable”. Các bản “Copy” này là “Bản chính” (khác với bản gốc), không có giá trị pháp lý như bản gốc, không chuyển nhượng được, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan…
Trong trường hợp các chứng từ đích danh, đây là các chứng từ ghi rõ tên người nhận hàng nên đó là các chứng từ không thương lượng được. Một số loại chứng từ đích danh: seaway bill, chứng từ vận tải hàng không, chứng từ vận tải đường sắt…
− Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) là chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển. Tuy nhiên giấy gửi hàng đường biển thường được ký phát đích danh cho nên không có tác dụng chuyển nhượng (negotiable). Nó chỉ được dùng trong trường hợp hai bên mua bán quen thuộc nhau và thường thanh toán bằng cách ghi sổ.
− Chứng từ vận tải đường sắt là chứng từ vận tải cơ bản trong việc chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt. Vận đơn đường sắt có chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt và là biên lai của cơ quan đường sắt xác nhận đã nhận hàng để chở. Cơ quan đường sắt thường ký kết phát một bản chính của vận đơn đường sắt và một số bản phụ (duplicate). Bản chính được gửi kèm theo hàng và sẽ được
trao cho người nhận hàng. Bản phụ được trao cho người gửi hàng để người này dùng trong việc của mình như: thanh toán tiền hàng thông báo giao hàng
Câu 27.Trong một hợp đồng nhập khẩu có quy định: điều kiện thương mại được áp dụng là CIF (Incoterms 2010) và người bán cung cấp một bộ (3/3) vận đơn đích danh, vậy vận đơn đích danh là gì? và có phải là chứng từ vận tải thương lượng được không?
Người trả lời :
• Nguyễn Hữu Quỳnh Giang – NT3
• Phạm Thị Trâm – NT3
Trả lời : Vận đơn đích danh (straight bills of lading) là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các
thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ). Vận đơn đích danh là chứng từ vận tải không thể chuyển nhượng được. Vận đơn đích danh chỉ có thể chuyển nhượng bằng cách sang tên quyền sở hữu theo thủ tục do pháp luật quy định. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.
Các bản vận đơn có ghi chữ “Không thương lượng” (Non-negotiable)là những bản phụ của vận đơn gốc (Copies) không được chuyển nhượng cho người khác và sẽ không được các ngân hàng thương mại chấp nhận thanh toán .Chúng chỉ được dùng làm bằng chứng trong các nghiệp vụ liên quan cần đến (Cảng, quản lý xuất nhập khẩu, thốngkê,...)
Vận đơn đích danh không phải là chứng từ vận tải thương lượng vì một khi đã ký phát thì chỉ có người nhận hàng có tên đích danh ghi trong đó mới có quyền nhận hàng và như vậy họ mới là người có quyền định đoạt hàng hoá. Điều này cũng đồng nghĩa là ngườibán – người giao hàng không có quyền ra lệnh giao hàng như vận đơn theo lệnh, không thể chuyển giao cho người khác bằng phương pháp ký hậu hay trao tay.
Câu 28: Hãy cho biết: Khi nào thì người mua nên lựa chọn mua hàng theo điều kiện EXW?
Người trả lời :
• Trần Hoàng Châu – NT3
• Nguyễn Tuấn Hải – NT3
• Vũ Thanh Hải – NT2
Trả lời :Theo nội dung của điều kiện EXW được qui định trong INCOTERM 2010, thì
người mua nên lựa chọn điều kiện giao nhận là EXW khi có đủ các khả năng sau:
− Người mua có khả năng làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa,có khả năng chi trả tất cả các loại thuế XNK, thuế và lệ phí, cũng như chi phí làm thủ tục hải quan khi XK.Vì trong điều kiện EXW yêu cầu người mua (the buyer) phải làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa.
− Người mua có kinh nghiệm trong việc thuê phương tiện vận tải và việc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Vì trong điều kiện EXW quy định, người mua phải chịu rủi ro hoàn toàn trong việc vận tải hàng hóa từ cơ sở của người bán, khi người bán đã giao hàng đến cơ sở của người mua. Ngoài ra, dù điều kiện EXW không yêu cầu người mua phải chỉ định người vận tải, nhưng theo điều kiện EXW thì người mua phải trả phí khi có phát sinh.
− Người mua có đại diện tại nước xuất khẩu để có thể trực tiếp kiểm tra và nhận hàng hóa tại cơ sở người bán. Vì điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và chuyển giao rủi ro về hàng hóa nằm ngay trên lãnh thổ của người bán, trách nhiệm, rủi ro được chuyển giao vì thế yêu cầu người mua phải có đại diện và phải kiểm tra thật kĩ hàng hóa, rổi mới nhận hàng.â
− Ngoài ra, với trường hợp EXW trong thương mại nội địa, việc mua bán hàng hóa được thực hiện ngay trên lãnh thổ một quốc gia, thì không đòi hỏi người mua phải làm thông quan xuất khẩu vì hàng hóa không phải qua cửa khẩu hải quan của quốc gia đó.
Câu 29: Một hợp đồng xuất khẩu ký theo điều kiện EXW, đến thời hạn giao hàng quy định người bán đã chuẩn bị hàng để giao theo đúng quy định trong hợp đồng, nhưng người mua không đến nhận hàng và cũng không thông báo cho người bán. Người bán đã biệt định hàng hóa và đưa vào kho bảo quản trong điều kiện phù
hợp. Ngày hôm sau, kho bị sét đánh cháy, hàng bị thiệt hại toàn bộ. Vậy ai phải chịu thiệt hại này?
Người trả lời :
• Phạm Hải Đăng – NT2
• Nguyễn Ngọc Minh – NT2
Trả lời :Nếu người bán chứng minh được rằng người bán đã có thực hiện đúng theo qui
định hợp đồng giao hàng đúng hạn, có biệt định hàng hóa, bảo quản phù hợp và chỉ ra được người mua không thực hiện việc nhận hàng. Thì người mua sẽ phải gánh chịu thiệt hại này theo qui định về điều kiện EXW như sau : nếu hàng không được nhận vào ngày giao hàng đã thống nhất do lỗi hay sự bất cẩn của người mua hoặc người chịu trách nhiệm nhận hàng, thì rủi ro đã chuyển sang người mua khi hàng hóa đặt trong kho của người bán. Nếu người mua hàng đã thực hiện mua bảo hiểm cho lô hàng hóa này có bảo hiểm cho rủi ro hàng hóa liên quan đến bảo hiểm cháy nổ (mua bảo hiểm từ điều kiện c trở lên) do hàng hóa bị sét đánh và bị CHÁY thì người bảo hiểm sẽ phải gánh chịu thiệt hại này, người bán hoàn toàn không phải gánh chịu thiệt hại theo qui định của EXW
Câu 30: Một hợp đồng mua bán hàng hóa quy định: áp dụng điều kiện EXW (tại cơ sở của người bán), vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện do người mua đưa tới nhận hàng và chịu các chi phí, rủi ro có liên quan đến việc bốc