7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương thức lặp
Trong chuỗi phát ngôn, các yếu tố bị tỉnh lược trong các phát ngôn tỉnh lược có quan hệ mật thiết với chủ ngôn. Cấu trúc của chủ ngôn cho phép ta tiến hành các thao tác liên tưởng phục hồi. Căn cứ vào phát ngôn bị tỉnh lược chúng ta có thể phục nguyên lại ngữ nghĩa, xác lập chức năng ngữ trực thuộc khi đối chiếu nó với chủ ngôn (phát ngôn đứng làm tiền đề).
Để thực hiện thao tác này, chúng ta phải tìm ra được các phát ngôn đóng vai trò làm chủ ngữ thuộc ngữ trực thuộc liên kết. Hay nói cách khác là phải tìm ra sự tương đồng hoặc trùng lặp về cấu trúc cú pháp. Chính hiện tượng lặp này là cơ sở tiền đề cho phép thực hiện phép tỉnh lược.
- Lặp ngữ pháp hay nói cụ thể hơn là lặp cấu trúc cú pháp, là một hiện tượng lặp lại mô hình cấu trúc câu có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh giao tiếp. [Phạm Văn Tình 2002:66].
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể phân loại phép lặp ngữ pháp thành bốn kiểu sau: lặp đủ, lặp khác, lặp thừa và lặp thiếu. Nếu căn cứ vào mức độ lặp thì có thể chia phép lặp ngữ pháp thành hai nhóm là: lặp hoàn toàn và lặp bộ phận. Còn nếu căn cứ vào tính cân đối của
chủ ngôn và kết ngôn thì cũng chia thành hai nhóm lặp cân và lặp lệch. Trong luận văn này, chúng tôi không đi sâu vào khảo sát chi tiết từng phương thức lặp mà chỉ dừng lại ở việc xem xét mức độ chung nhất, mô hình lặp khái quát nhất và hình dung nó là cơ sở, là tiền đề , điều kiện cho phép thực hiện hiện tượng tỉnh lược. Mô hình cấu trúc lặp mà chúng tôi tiến hành khảo sát là mô hình cấu trúc nòng cốt chủ ngữ - vị ngữ (C-V) là mô hình cấu trúc chính của câu. Nòng cốt câu là một cái khung cơ bản để từ đó có thể phát triển mở rộng câu.
Ví dụ:
Một cuộc khảo sát năm 1989 của tổ chức Gallup cho thấy: 85% người Mỹ cho biết sự tự tin và tôn trọng bản thân là quan trọng số một. Và chẳng có % Ø nào nói rằng yêu thương chính mình là điều vô bổ cả!
[HHT2!, 113] Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, ngoài những cấu trúc nòng cốt, trong mô hình của cấu trúc câu có các thành phần phụ được lặp lại, hoặc không xuất hiện trong các phát ngôn tỉnh lược. Trong cấu trúc của nòng cốt, chủ ngôn có thể được lặp lại một phần trong mô hình cấu trúc của lược ngôn.
- Lặp từ vựng là một hiện tượng lặp lại một bộ phận từ vựng (danh từ (danh ngữ), động từ (động ngữ)…) có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh phát ngôn. [Phạm Văn Tình 2002:67].
Trong mọi bối cảnh giao tiếp hàng ngày hay trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào đều thường thấy hiện tượng lặp từ vựng. Trong đối thoại các nhân tố tham gia giao tiếp đều dựa trên một chủ thể nào đó, cho phép thực hiện việc quy chiếu vào đối tượng, chủ thể được nói tới.
Ví dụ:
a, Bạn nên tập cho mình khả năng thích ứng, bằng cách sống chan hoà, cởi mở để hoà nhập với môi trường mới nhanh hơn. Ø chăm chỉ nghe giảng và chịu khó làm nhiều bài tập. Ø Không hiểu chỗ nào nên hỏi ngay thầy cô hoặc bạn bè. Ø Đừng e ngại mà “giấu dốt”, những khó khăn sẽ tích tụ, rất nguy hiểm.
[HHT2!, 120] b, Bạn là người thế nào? Ø Luôn đúng giờ, thích đội mũ, đôi giày đỏ… bất cứ đặc điểm (do sở thích) nào cũng có thể đẩy lên thành đặc điểm nhận dạng.
[HHT2!, 141] Xét hai ví dụ a và b trên, chúng ta thấy hiện tượng lặp lại từ vựng là danh từ "bạn" đứng làm chủ ngữ ở phát ngôn thứ nhất được lặp lại ở các phát ngôn theo sau. Tuy nhiên ở các phát ngôn sau đó danh từ "bạn" đã được tỉnh lược để tránh gây sự nhàm chán cho người đọc.
Ngoài hai hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp, trong quá trình khảo sát các bài phóng sự trên báo Hoa học trò 2, chúng tôi không thấy có hiện tượng lặp kép.
2.2.3. Mối quan hệ giữa chủ ngôn và lƣợc ngôn trong chuỗi phát ngôn tỉnh lƣợc
Chủ ngôn hay còn gọi là phát ngôn tiền đề, còn lược ngôn hay còn gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược. Trong văn bản, chúng ta xem xét ngữ nghĩa trong mạch thông báo của cả chuỗi phát ngôn đi liền kề với nó. Để hiểu được nội dung ngữ nghĩa, chúng ta phải xem xét chủ ngôn và lược ngôn trong mối quan hệ ràng buộc với nhau. Mối quan hệ này đặc biệt quan trọng và không
thể bỏ qua trong phép tỉnh lược, vì các ngữ trực thuộc tỉnh lược tồn tại được chính là nhờ vào các phát ngôn khác. Theo tác giả Phạm Văn Tình, ngữ trực thuộc hoặc các ngữ đoạn trực thuộc (một phát ngôn tương đương với một ngữ rõ ràng là bị triệt tiêu tính vị ngữ . Chúng chưa có một cấu trúc hoàn chỉnh. Chúng lệ thuộc vào các phát ngôn khác) trong đó có một phát ngôn độc lập (câu tự nghĩa). Vì vậy, các phát ngôn trực thuộc có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với phát ngôn đứng làm tiền đề. Chính vì vậy mà xem xét các phát ngôn tỉnh lược chúng ta phải đồng thời xem xét mối quan hệ giữa chúng với các phát ngôn đứng làm tiền đề. Hiện tượng tỉnh lược văn bản chỉ có thể thực hiện trong điều kiện một văn bản liên kết có ít nhất từ hai phát ngôn trở lên.
Ví dụ:
a. Khi anh nhân viên khách sạn khuân giúp vali lên lầu, cả 6 đứa đều ngạc nhiên khi thấy rất nhiều giày dép để dưới chân cầu thang. Ø ngẩng lên nhìn thì thấy có tấm biển bằng tiếng Anh, viết là Xin mời để dép ở đây.
[HHT2!, 110]
b. Giữa những shot chụp đợi set up bối cảnh và ánh sáng, Hà lại sà xuống ăn ngon lành. Ø Ăn cũng hồ hởi mà làm việc cũng hồ hởi, cười đùa thoải mái. [HHT2!, 114]
Xét hai ví dụ a và b ở trên đây, chúng ta thấy các phát ngôn thứ hai bị tỉnh lược chủ ngữ. Việc phục hồi các phát ngôn bị tỉnh lược trong các trường hợp này chúng ta thực hiện được nhờ vào các phát ngôn tiền đề đứng cạnh nó. Nếu tách chúng ra khỏi ngữ cảnh đang xét và đứng độc lập "Ngẩng lên nhìn thì thấy có tấm biển bằng tiếng Anh, viết là Xin mời để dép ở đây" , " Ăn cũng hồ hởi mà làm việc cũng hồ hởi, cười đùa thoải mái" thì việc hiểu ngữ nghĩa của những phát ngôn tỉnh lược là không thể.
Như vậy trong hai phát ngôn liên kết hiện diện, có một phát ngôn đứng làm tiền đề, là xuất phát điểm cho sự liên kết, có tính độc lập gọi là chủ ngôn; còn một phát ngôn có liên kết với chủ ngôn, phụ thuộc vào chủ ngôn được gọi là kết ngôn.
Trong văn bản, chủ ngôn và kết ngôn được biểu hiện đa dạng và dấu hiệu cơ bản để nhận diện chủ ngôn và lược ngôn là dấu hiệu hình thức. Ở các phát ngôn tỉnh lược mà chúng ta đang xét, chủ ngôn chính là các phát ngôn đứng làm tiền đề, có khả năng đứng độc lập, hoàn chỉnh về cấu trúc, tự nó mang ý nghĩa thông báo đầy đủ, là cơ sở để hiểu các phát ngôn sau; còn kết ngôn là các phát ngôn bị tỉnh lược đi sau phát ngôn tiền đề, không có khả năng đứng độc lập, không hoàn chỉnh về cấu trúc, nhưng vẫn đảm bảo và mang giá trị thông báo nhờ vào mối liên hệ ngữ nghĩa với chủ ngôn. Căn cứ vào chủ ngôn cho ta hiểu được nội dung thông báo trong các phát ngôn tỉnh lược. Theo tác giả Phạm Văn Tình [2002:58], "Nói chủ ngôn và kết ngôn là nói về các phát ngôn xét trong mối quan hệ và giá trị liên kết. Kết ngôn là những phát ngôn có hàm chứa các dấu hiệu liên kết với các phát ngôn khác, trong đó bao gồm các dấu hiệu liên kết hình thức và liên kết ngữ nghĩa. Nói kết ngôn là ta nói tới tính lệ thuộc của phát ngôn. Trong phép tỉnh lược, kết ngôn chính là phát ngôn bị tỉnh lược". Vì vậy để chỉ ra một cách chính xác vai trò của các phát ngôn này, chúng tôi dùng thuật ngữ chủ ngôn và lược ngôn (phát ngôn bị tỉnh lược) cho đồng nhất.
Ví dụ:
a, Bữa đó là 29 Tết, nhà đưa gas ở xa lắm, nhưng vì nghĩ họ đã tin tưởng gọi công ty thì mình phải cố. Đến nơi, Ø khuân bình gas đỏ vào bếp, mới ngớ người ra khi thấy cô bạn cùng lớp. Ø vừa bất ngờ, vừa ngượng. [HHT2!, 106]
b, Nhiều teen cho rằng mình đang bị áp đặt, bị phụ thuộc vào bố mẹ, bị “bắt” học và chống đối bằng cách phớt lờ những yêu cầu về học hành của bố mẹ. Ø Học hành sa sút cũng là vì thế. [HHT2!, 120]
Trong hai ví dụ a và b ở trên, thì các phát ngôn hoàn chỉnh ở đây là: a', Bữa đó là 29 Tết, nhà đưa gas ở xa lắm, nhưng vì nghĩ họ đã tin tưởng gọi công ty thì mình phải cố.
b', Nhiều teen cho rằng mình đang bị áp đặt, bị phụ thuộc vào bố mẹ, bị “bắt” học và chống đối bằng cách phớt lờ những yêu cầu về học hành của bố mẹ.
Những câu này có một chủ ngôn làm tiền đề cho một loạt các phát ngôn kế tiếp (chính là các lược ngôn). Trong hai trường hợp này, chủ ngôn đứng ở đầu đoạn văn. Liên kết giữa chủ ngôn và lược ngôn thuộc loại liên kết hồi chỉ. Xét về bản chất, chúng ta có thể quy về một mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và lược ngôn, nhưng trên văn bản, nhất là dạng phóng sự trên báo Hoa học trò 2! Dạng biểu hiện của những mối quan hệ này rất đa dạng, phong phú. Theo số liệu mà chúng tôi khảo sát được có thể khái quát mối quan hệ giữa chủ ngôn và lược ngôn thành những loại quan hệ như sau:
2.2.3.1. Chủ ngôn và lược ngôn theo mối quan hệ 1:1
Đây là mối quan hệ thông thường, phổ biến và dễ nhận diện nhất trong các trường hợp tỉnh lược. Trong trường hợp này, chủ ngôn là một phát ngôn đứng làm tiền đề và một lược ngôn.
Ví dụ:
Khi anh nhân viên khách sạn khuân giúp vali lên lầu, cả 6 đứa đều ngạc nhiên khi thấy rất nhiều giày dép để dưới chân cầu thang. Ø ngẩng lên nhìn
thì thấy có tấm biển bằng tiếng Anh, viết là Xin mời để dép ở đây. [HHT2!, 110]
Ở ví dụ này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mối quan hệ hai chiều theo cặp đối ứng loại này không phức tạp lắm về cấu trúc cũng như ngữ nghĩa. Chúng ta dễ nhận diện và cũng không khó để chỉ ra các yếu tố bị tỉnh lược. Chúng ta chỉ cần dựa vào chủ ngôn mang ngữ nghĩa thông báo hoàn chỉnh là có thể phục hồi lại được yếu tố bị tỉnh lược. Và theo đó, giá trị liên kết của mối quan hệ này có sự khác biệt so với các trường hợp khác.
2.2.3.2. Chủ ngôn và lược ngôn theo mối quan hệ 1:n (n ≥ 2)
Ví dụ:
Không phải "nhà văn" fanfic nào cũng chỉ viết cho vui, viết để xả ấm ức, nhiều người xem fanfic như nơi rèn ngòi bút để dệt nên nghiệp văn chương tương lai). Họ viết, post lên mạng và thu nhặt ý kiến của fan khác về bút pháp và độ câu khách của các tình tiết mình sáng tạo ra. Ø Khen thì Ø lấy. Ø Chê thì Ø viết lại để lên tay nghề. [HHT2!, 143]
Trong ví dụ này, chúng ta nhận thấy có một phát ngôn đứng làm tiền đề giữ vai trò chủ ngôn và sau nó là một loạt các lược ngôn. Các lược ngôn này có mối quan hệ trực tiếp với chủ ngôn. Hai lược ngôn "Khen thì lấy. Chê thì viết lại để lên tay nghề" đều bị tỉnh lược các thành phần chủ ngữ, mỗi lược ngôn lại bị lược hai chủ ngữ mà ở chủ ngôn (phát ngôn tiền đề) hai chủ ngữ được nhắc tới là "họ" và "các fan".
2.2.3.3. Chủ ngôn và lược ngôn theo mối quan hệ n:1 (n ≥ 2)
Ví dụ:
Bạn đang hâm mộ một thương hiệu nào đó mà nơi bạn sống không hiện diện nó, bạn không hề điên nếu mơ rằng một ngày nào đó có thể rinh nó về
ngay thành phố của mình. Đích nhắm tới nghe có vẻ lớn lao nhưng bắt đầu luôn là những bước đơn giản. Ø Hãy bắt đầu tìm hiểu về hình thức kinh doanh hiện đại này ngay từ bây giờ nếu có ý định gia nhập hàng ngũ những franchiese.
Ở ví dụ này, lược ngôn "Hãy bắt đầu tìm hiểu về hình thức kinh doanh hiện đại này ngay từ bây giờ nếu có ý định gia nhập hàng ngũ những franchiese" có mối quan hệ liên kết với một loạt các phát ngôn trước đó. Ta có thể viết: "(Bạn) Hãy bắt đầu tìm hiểu về hình thức kinh doanh hiện đại này ngay từ bây giờ nếu có ý định gia nhập hàng ngũ những franchiese". Để hiểu được lược ngôn chúng ta không thể dựa vào ngữ cảnh hẹp mà phải dựa vào toàn bộ chuỗi phát ngôn trước đó mời có thể hiểu được nội dung của văn bản. Trên văn bản nói chung và văn bản phóng sự báo chí nói riêng, ta có thể bắt gặp rất nhiều các dạng biểu hiện của ba mối quan hệ như vừa nêu ở trên. Mỗi một dạng đều có những cách thức biểu hiện khác nhau. Phạm vi quan hệ giữ các phát ngôn mà có sự hiện diện của ngữ trực thuộc tùy thuộc vào đặc trưng của văn bản.
Như vậy khi nói đến phép tỉnh lược không thể không xét tới mối quan hệ giữa lược ngôn và chủ ngôn. Chủ ngôn ở phát ngôn trước là cơ sở tiền đề để có lược ngôn ở chuỗi phát ngôn sau, ngược lại lược ngôn có sự quan hề đối chiếu với chủ ngôn. Mối quan hệ này có sự tương tác hai chiều chặt chẽ. Nếu thiếu một trong hai yếu tố chủ ngôn hoặc lược ngôn thì việc phục hồi ngữ nghĩa của chuỗi thông báo là rất khó khăn và phức tạp.
2.3. Khảo sát các dạng thức tỉnh lƣợc trong các bài phóng sự trên báo HHT2!
Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống thì câu có nòng cốt Chủ - Vị, đây là nòng cốt của một câu đơn, và trong luận văn này chúng tôi cũng dựa chủ yếu vào nòng cốt này để xem xét các ngữ trực thuộc (do ngữ trực thuộc chỉ có dạng hiện diện của một ngữ). Khi có hiện tượng tỉnh lược một trong hai thành phần trong cấu trúc nòng cốt Chủ -Vị thì xuất hiện một ngữ trực thuộc. Hiện tượng tỉnh lược đó được các nhà nghiên cứu gọi là tỉnh lược mạnh [Trần Ngọc Thêm; 2006:185-186].
Khác với phép tỉnh lược yếu (chỉ lược một trong các thành phần phụ: bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ…), phép tỉnh lược mạnh làm cho phát ngôn có sự biến đổi hẳn về chất và mất tư cách câu bình thường hoàn chỉnh nếu nó đứng độc lập.
Qua quá trình khảo sát, căn cứ vào tiêu chí chức năng để nhận diện thành phần câu trong cấu trúc Chủ - Vị, trên cơ sở đối chiếu ngữ trực thuộc với chủ ngôn mà nó liên kết, chúng tôi chia ra làm ba loại ngữ trực thuộc gồm: Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ; ngữ trực thuộc tỉnh lược vị ngữ; ngữ trực thuộc chủ ngữ - vị ngữ. Việc triển khai mô tả phép tỉnh lược trên cơ sở nhận diện ba loại ngữ trực thuộc chính yếu này sẽ được chúng tôi tiến hành ở Chương 3.
Như vậy, dựa vào tiêu chí cấu trúc để phân loại các phát ngôn thành phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc và phát ngôn không hoàn chỉnh về cấu trúc. Trong phát ngôn không hoàn chỉnh về cấu trúc thì dựa vào tiêu chí về hình thức để phân ra tỉnh lược mạnh và tỉnh lược yếu. Và căn cứ vào tiêu chí chức năng để nhận diện thành phần câu trong cấu trúc nòng cốt C-V.
Khảo sát 44 bài phóng sự trên báo hoa học trò trong hai năm 2008 và