Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Bản cam kết bảo vệ môi trường đầu tư xây DỰNG TRUNG tâm THƯƠNG mại DỊCH vụ TỔNG hợp ôtô HOÀNG ANH (Trang 51 - 55)

III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

3.3.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

Khống chế bụi và khí thải trong khu vực công ty

- Trong phạm vi cho phép, các công đoạn cố gắng sản xuất ở độ ẩm ướt cao. Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống hút gió tại chỗ.

- Đường giao thông nội bộ thường bị bụi do hoạt động của các phương tiện

vận chuyển do vậy sẽ áp dụng các biện pháp sau đây để giảm bụi:

+ Sử dụng biện pháp phun nước nhất là vào các ngày khô nóng để làm ẩm đường nội bộ trong khu vực cơ sở sản xuất, tránh bụi bay từ mặt đường cuốn vào không khí.

+ Phủ kín các bãi trống bằng cỏ và cây xanh cũng như trồng cây xanh bao bọc xung quanh cơ sở. Việc trồng cây sẽ thực hiện ngay sau khi nhà xưởng xây dựng xong. Diện tích trồng cây xanh chiếm ít nhất 15% trên tổng diện tích mặt bằng. Tán cây xanh dày có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói, bụi và nhiều hỗn hợp khí như SO2, Cl, hợp chất chứa nitơ, phốt pho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe ...

Khi các biện pháp nêu trên cùng được áp dụng đồng thời sẽ giảm tối đa ô nhiễm bụi trong và ngoài khu vực cơ sở sản xuất.

Khống chế ô nhiễm khí thải các phương tiện vận chuyển

- Sử dụng nhiên liệu có sẵn tại Việt Nam và nhiên liệu này được cơ quan có chức năng cho phép sử dụng.

- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ.

- Các phương tiện vận tải không chở quá trọng tải quy định. - Giảm tốc độ xe trong nội bộ nhà máy.

Chống ồn, rung

- Máy nén khí, máy nổ đặt ở khu vực cách ly, xa văn phòng, nhà xưởng. - Lắp đệm chống ồn cho quạt, động cơ ...

- Trang bị nút tai chống ồn cá nhân cho công nhân làm việc trong khu vực có mức ồn cao như khu để máy phát, máy nổ, máy nén khí.

Công ty TNHH 1168 trực tiếp đến sở Tài Nguyên - Môi Trường tỉnh Hà Nam để được hướng dẫn, triển khai các thủ tục để có phương án bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

3.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước

a. Đối với nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ từ các khu vực sẽ được thu gom, xử lý qua hệ thống bể tự hoại cải tiến BASTAF. Đây là bể phản ứng kỵ khí với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên, có chức năng xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác có thành phần tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt. BASTAF là kết quả nghiên cứu, phát triển trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu ESTNV giữa Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE) - Trường Đại học Xây dựng và Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Liên bang Thụy Sĩ (EAWAG), cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ.

Quy trình công nghệ, thiết bị của BASTAF: Nước thải được đưa vào ngăn

thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các VSV kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm). BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm.

Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cản cặn lơ lửng trôi ra theo nước.

Hình 1.2. Cấu tạo của bể BASTAF

Hiệu quả xử lý nước thải của bể BASTAF: Các kết quả quan trắc thu được từ

các bể BASTAF trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường của IESE cho thấy BASTAF cho phép đạt hiệu suất xử lý cao, ổn định, ngay cả khi dao động lưu lượng và nồng độ chất bẩn của nước thải đầu vào lớn. Hiệu suất xử lý trung bình theo COD, BOD5 và TSS tương ứng là 75 - 90%, 70 - 80%, 75 - 95%. Nước thải sau khi sử lý sẽ đáp ứng yêu cầu QCVN 14:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt).

Theo tính toán thiết kế hệ thống cấp thoát nước của dự án thì phần nước thải sinh hoạt (lavabô, rửa sàn) được xả thẳng vào hệ thống hố ga. Nước bẩn (xí, tiểu) được dẫn vào bể xử lý rồi mới được xả vào hố ga trước khi thải ra hệ thống mương thủy lợi xung quanh dự án.

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Anh trong cuốn “Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến” – Nhà xuất bản Xây dựng thì bể tự hoại được tính toán như sau:

Quy mô bể phốt được tính toán theo công thức V = Vư + Vk (Vư là thể tích ướt, Vk là thể tích khô, trong đó Vk = 10%Vư).

Vư được tính theo công thức Vư = (N*qo*tn + 24 + 42*T)/1000

Trong đó N là số người sử dụng; qo là định mức sử dụng nước; tn là thời gian lưu được tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại và T là khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn (tính toán cho 2 lần/năm)

Khi đó tính toán quy mô bể xử lý gồm 3 bể được tính toán như sau:

- Bể xử lý khu vực nhà nghỉ

Bể xử lý nước thải khu vực nhà nghỉ được thiết kế để xử lý nước thải sinh hoạt tối đa cho 20 người, với lưu lượng nước sử dụng là 3,15 m3/ngày.đêm. Khi đó dung tích bể xử lý là:

Vnhà nghỉ = (3.15*20 + 24 + 42*2)/1000 + 10%Vư = 0,125 m3

- Bể xử lý khu vực nhà ăn

Bể xử lý nước thải khu vực được tính toán để xử lý nước thải cho khoảng 138 người dừng nghỉ ở trạm xăng, vào nhà hàng, nhà nghỉ và khách hàng địa

phương. Lưu lượng nước tính toán ở phần trên là 5,976 m3/ngày, khi đó dung tích bể xử lý là:

Vnhà nghỉ = (5,976*1,6 + 24 + 42*2)/1000 + 10%Vư = 0.1293 m3

- Bể xử lý khu vực văn phòng, công nhân viên công ty.

Bể xử lý nước thải khu vực văn phòng, công nhân viên của công ty được tính toán để xử lý nước thải cho tối đa khoảng 38 người lao động hàng ngày. Lưu lượng nước tính toán ở phần trên là 2.394 m3/ngày, khi đó dung tích bể xử lý là:

Vnhà nghỉ = (2.394*2 + 24 + 42*2)/1000 + 10%Vư = 0.124 m3

b. Đối với nước mưa

Đối với nước thải nhiễm dầu từ sân, nhà để xe. Tuy nhiên, khu vực này

được đầu tư mái tôn che do đó lượng nước này không lớn và không thường xuyên vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là không khả thi. Do đó phương án khả thi nhất là chủ dự án sẽ thu gom vào thùng chứa và hợp đồng với đơn vị thu gom chất thải nguy hại để thu gom, xử lý cho triệt để.

Nước chảy tràn trong khu vực không có dầu mỡ sẽ được xử lý qua song chắn rác trước khi đưa ra hệ thống thoát nước chung của khu vực để tránh gây hiện tượng tắc cống ảnh hưởng cuộc sống người dân.

c. Nước thải công nghiệp

Nước thải này chứa nhiều dầu, váng mỡ do đó cần phải đưa qua hệ thống tách váng dầu trước khi đưa vào hệ thống xử lý chung với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

3.3.3 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

Chủ Dự án sẽ bố trí các thùng thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào cuối ngày làm việc thu gom và tập kết tại vị trí theo đúng quy định như khu vực trung tâm dịch vụ ăn uống, mỗi phòng nghỉ, khu vực xưởng sửa chữa, khu vực sân bãi…để thu gom rác do khách vào phát thải ra hợp đồng thu gom rác hàng ngày với Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Hà Nam để thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chất thải rắn nguy hại

Chủ Dự án sẽ tiến hành xác định danh mục chất thải nguy hại, lập thủ tục hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và thực hiện việc thu gom, quản lý

theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TN&MT về việc quản lý chất thải nguy hại. Sau đó, chất thải nguy hại sẽ được chủ dự án thuê các đơn vị có khả năng và có tư cách pháp nhân xử lý trên địa bàn tỉnh Hà Nam hoặc Hà Nội đưa đi xử lý.

Ngoài ra, Dự án cũng sẽ xây dựng nội quy, hướng dẫn, giáo dục cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.

Một phần của tài liệu Bản cam kết bảo vệ môi trường đầu tư xây DỰNG TRUNG tâm THƯƠNG mại DỊCH vụ TỔNG hợp ôtô HOÀNG ANH (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w