CẢM NHẬN VỀ VIỆC ĐI THỰC TẾ NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Bài báo cáo chuyến đi thực tế đà nẵng (Trang 26 - 30)

NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Trong chuyến đi thực tế ngày 27-5-2017 vừa qua, khoa có tổ chức cho 3 lớp chúng em đi các nơi trong tỉnh miền trung, do cô Trần Thị Phương Thúy và thầy Nghiêm Xuân Mừng dẫn đoàn. Trong quá trình đi thực tế, lớp Cao đẳng Quản lý văn hóa 15A đã được hiểu thêm về các khu di tích tại 1 số tỉnh miền Trung. Đây là nơi tập trung nhiều nền văn hóa đặc sắc, đậm nét dân tộc của Việt Nam. Chuyến đi diễn ra đúng dịp hè là điều vô cùng thuận lợi đối với tập thể chúng em. Tuy chỉ dài 6 đêm 5 ngày nhưng đã mang lại cho chúng em nhiều điều lý thú và bổ ích. Đó là quãng thời gian vui vẻ gắn bó mãi với năm tháng sinh viên của chúng em.

Ấn tượng nhất là lần đặt chân tại trường ở cơ sở Quảng Nam. Nơi đây diễn ra những hoạt động giao lưu đầy ý nghĩa, chuyên nghiệp do các thầy cô và các bạn của cơ sở Quảng Nam tổ chức. Đó là cơ hội để chúng em học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trong công việc, cũng như ứng xử trong đời sống. Tiếp thu những bài học mà nhà trường đem đến cho chúng em. Con người nơi đây ai cũng thật thà và nhiệt huyết, giúp đỡ tận tình các bạn của cơ sở Hà Nội

Tiếp đó, đoàn chúng em còn được đi nhiều nơi tại miền trung, đặc biệt là các khu di tích nổi tiếng cấp quốc gia và thế giới. Được tận mắt chứng kiến, tham quan những di tích văn hóa là điều vô cùng may mắn. Chiêm ngưỡng các loại hình cổ vật, tạo hình điêu khắc tại bảo tàng, chùa, lăng tẩm…

Có thể thấy rằng, vượt khỏi địa giới giảng đường - lớp học, học thực tế mở ra cho sinh viên điều kiện thuận lợi để gắn kết lý luận với thực tiễn, khả năng tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu cũng như cơ hội quý để tập dượt kỹ năng nghiệp vụ. Chuyến đi thực tế tuy vừa được học, vừa được chơi nhưng vẫn giữ được sự nghiêm túc trong công việc. Không khí hòa đồng, thoải mái, an toàn cho mọi thành viên

Tham quan, thực tế mang lại lợi ích nhiều mặt cho sinh viên ngành văn hóa, sinh viên được bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước, dân tộc; các nét văn hóa; nâng cao tinh thần văn hóa; ý thức tập thể; tăng cường vốn hiểu biết

cho cá nhân… Có cơ hội áp dụng lý luận thực tiễn, học hỏi, mở rộng quan hệ, giao lưu với các sinh viên khác, hiểu rõ hơn tương lai nghề nghiệp và vị trí công tác sau này.

Việc đi thực tế này cần được mở rộng hơn nữa tại các ngành khác, đây là việc làm hết sức có ích, đem lại nhiều sự sáng tạo cho môi trường học và làm việc cho giảng viên và sinh viên

Bên cạnh đó, khoa nên tổ chức đi dài ngày hơn để chúng em có thể hiểu rõ hơn về các di tích và công việc của mình.

PHỤ LỤC

Lăng Khải Định tại Huế

Phố cổ Hội An

Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Bài báo cáo chuyến đi thực tế đà nẵng (Trang 26 - 30)