Cảm nhận của bản thân về chuyến đi thực tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẾ “CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG” (Trang 27 - 33)

Hành trình khám phá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh dọc miền trung là một trong những chuyến đi thực tế bổ ích cho sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa.

Thông qua chuyến đi này, tôi học hỏi và hiểu biết hơn về lĩnh vực văn hóa. Từ những kiến thức đọc được trên internet kết hợp với hành trình thăm các địa điểm thực tế giúp tôi khám phá hơn, biết được nhiều nơi, học được nhiều

kinh nghiệm, ý nghĩa di tích, danh lam thắng cảnh và có lượng kiến thức cơ bản về địa điểm đó. Không những vậy, chuyến đi này giúp tôi có những người bạn mới cùng chia sẻ, chung vui cùng nhau. Bên cạnh đó, được gặp mặt với các bạn Khoa văn hóa – thông tin – xã hội ở cơ sở miền trung tạo niềm vui, niềm phấn khởi của những sinh viên trẻ hòa chung không khí hạnh phúc.

Qua chuyến đi này, bản thân tôi cảm thấy may mắn khi có một tuần trải nghiệm thực tế, vừa được tham quan vừa được học hỏi kinh nghiệm học tập, bồi đắp tri thức.

Đề xuất của sinh viên:

Có thể thấy, trải nghiệm thực tế rất thú vị và học hỏi, tiếp thu được lượng kiến thức nhanh hơn; với tôi, nên cho sinh viên tham gia các hoạt động thực tế này. Đây là chuyến đi bổ ích, rất thích hợp với những ai thích khám phá những vùng đất mà họ chưa được đi đến.

KẾT LUẬN

Hành trình di sản miền trung là một trong những môn thực tế đầy trải nghiệm của sinh viên ngành quản lý văn hóa.

Hiểu biết về di sản văn hóa là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng trong ngành quản lý văn hóa mà mỗi sinh viên cần biết đến. Từ những kiến thức trên giảng đường, sinh viên có cơ hội biết đến nhiều nơi, khám phá nhiều địa điểm và những món ăn theo từng vùng. Qua đây, sinh viên có thể học được bước đi đường đời về công việc của mình sau này, không chỉ là ngồi văn phòng ở Sở, phòng, ban mà chúng ta có thể đa dạng làm việc công việc trong tương lai khác như hướng dẫn viên du lịch ( lữ hành ), hướng dẫn viên bảo tàng,...

Nhận biết vấn đề văn hóa ngày nay càng được quan tâm nên Khoa văn hóa - thông tin - xã hội luôn làm tốt vai trò của mình, luôn tổ chức các buổi thực tế trải nghiệm, hỏi học cho sinh viên. Là sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hóa, tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong chuyến đi này, đem những kiến thức thực tế mình có được giúp phát triển nơi mình làm việc ngày càng hiệu quả cao trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.http://disanxanh.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx? 1.http://disanxanh.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx? articleid=62867&sitepageid=89. 2. http://dulichhanoi.vn/gioi-thieu-ve-chua-thien-mu-xu-hue/. 3.http://hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx? TieuDeID=35&TinTucID=48&l=vn. 4.https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_Kh%E1%BA%A3i_ %C4%90%E1%BB%8Bnh. 5. http://www.baodanang.vn/du-lich-da-nang/diem-den/201501/net-doc- dao-cua-bao-tang-dieu-khac-cham-2386980/.

PHỤ LỤC

Ảnh 1: Bi đình Lăng Khải Định

Ảnh 3: chùa Thiên Mụ

Ảnh 5: Nấm mồ chung tại Thành cổ Quảng Trị

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẾ “CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG” (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w