ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG TRONG THƯ VIỆN SỐ (Trang 26 - 40)



IV.1. Ứng dụng của điện toán đám mây trong thư viện số

IV.1.1. Lợi thế của điện toán đám mây trong thư viện số

Trong thư viện số thường xuyên phải sử dụng nhiều đến các cơ sở dữ liệu cùng với các phép tính toán thống kê. Điện toán đám mây có thể cung cấp cho các cơ sở thư viện số một phương pháp nhằm giúp người dùng tin một công cụ tra cứu nhanh truy cập thông tin. Thông qua điện toán đám mây, các cơ sở thư viện số giải quyết được bài toán về xây dựng cơ sở hạ tầng, phần mềm, và lưu trữ dữ liệu. Nhờ điện toán đám

mây có thể xây dựng dịch vụ sử dụng một lần và sau đó sử dụng nhiều lần bởi đông đảo người sử dụng theo nhu cầu của họ. Điện toán đám mây là một lựa chọn tốt cho các cơ sở thư viện số sử dụng hiệu quả. Nó sẽ không chỉ làm lợi cho người sử dụng còn giúp các thư viện xây dựng cơ sở hạ tầng đa năng tính toán thường xuyên. Dịch vụ điện toán đám mây thực hiện theo các mô hình dịch vụ khác nhau như nền tảng như một dịch vụ (PaaS), lưu trữ như một dịch vụ hoặc phần mềm như một dịch vụ (SaaS), cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS). SaaS được sử dụng trong các đám mây riêng để cung cấp các phần mềm hỗ trợ cho người sử dụng khai thác các phần mềm đắt giá khó tìm trên mạng. Điều này không chỉ cung cấp cho họ những phần mềm chất lượng mà còn giải phóng người sử dụng khỏi gánh nặng chi phí các phần mềm bản quyền. IaaS và PaaS được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng của sinh viên, giảng viên, học giả nghiên cứu với một số cấu hình phần cứng cụ thể cho các nhiệm vụ cụ thể.

Sử dụng hệ thống đăng nhập đơn giản,người sử dụng dễ dàng đưa ra yêu cầu và có thể sử dụng cơ sở hạ tầng hầu như không giới hạn. Vì thế mạnh nhất của điện toán đám mây là mô hình dịch vụ lưu trữ quy mô lớn thông tin. Dữ liệu có liên quan với công việc nghiên cứu khác nhau, dự án hoặc thông tin có thể tái sử dụng, có thể được giao cho các đám mây lưu trữ quản lý và có thể được truy cập theo yêu cầu. Các cơ sở thư viện số hợp tác với nhau để xây dựng một kho lưu trữ thông tin theo mô hình lưu trữ tập trung ảo. Đây là cơ chế hoạt động có hiệu quả nhằm giảm chi phí lưu trữ để duy trì kho dữ liệu thư viện số theo điện toám đám mây.

“Dịch vụ lưu trữ đám mây” là cách gọi gần gũi chỉ những dịch vụ trực tuyến cung cấp giải pháp giúp người dùng cất giữ các loại dữ liệu của họ lên “đám mây”, tức hệ thống máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ.“Dịch vụ lưu trữ đám mây” không chỉ giúp người dùng có thể truy cập đến dữ liệu của họ từ bất cứ đâu, thông qua nhiều thiết bị có khả năng kết nối Internet, mà còn giúp giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng dữ liệu đôi khi xảy ra, nếu sử dụng các biện pháp lưu trữ truyền thống, như ổ cứng, ổ cứng di động USB, hay đĩa DVD, CD…

IV.2. Tình hình ứng dụng ĐTĐM trong thư viện điện tử

Một số nước trên toàn thế giới đã có sáng kiến sử dụng điện toán đám mây để phục vụ cho giảng viên, sinh viên và các nhà nghiên cứu. Ở các nước, đặc biệt là Mỹ, các thư viện của trường học đã tranh thủ nhanh việc ứng dụng này để giúp giảm thiểu những chi phí liên quan đến việc đầu tư hệ thống, bản quyền phần mềm và nhân sự. Điều này càng phù hợp hơn đối với các trường cao đẳng, đại học, nơi phải phục vụ cho một khối lượng người dùng lên đến hàng chục nghìn. Tiêu biểu là Thư viện số toàn bộ duy nhất tại Italy, Thư viện Thông tin Văn hóa châu Âu (the European Library of Information and Culture - BEIC) chọn triển khai Primo tại site để làm giao diện cho các bộ sưu tập số của mình, hiện đang được quản lý bởi hệ thống quản lý tài sản số Digitool của Ex Libris. Pierfranco Minsenti, quản lý dự án hệ thống thư viện tại đại học Ca’ Foscari, nhận xét:Tínhlinh hoạt của giao diện người dùng Primo sẽ cho phép chúng ta kết hợp một cách dễ dàng các tài nguyên trên Google với việc sử dụng công cụ lọc tiên tiến theo cả bộ sưu tập và dạng tài liệu. Vì Primo Central bao gồm 97% tạp chí có phản biện mà Đại học Ca’Foscari đặt mua, bởi vậy người dùng sẽ truy cập ngay lập tức tới số lượng bài báo nghiên cứu khổng lồ. Primo giúp người dùng phát hiện sự phong phú và đa dạng của các bộ sưu tập thư viện và quảng bá hệ thống thư viện này như là một giao diện cung cấp thông tin học tập và nghiên cứu chính của trường.”

Đại học Iuav chọn triển khai Primo trong môi trường điện toán đám mây. Pierre Piccotti, quản lý thông tin và dự án tại Đại học Iuav, giải thích, “Vìchúng tôi có một thư viện nhỏ với nguồn lực hạn chế, dịch vụ điện toán đám mây của Primo Direct là một giải pháp hoàn hảo cho chúng tôi. Nó cho phép chúng tôi giảm chi phí bảo trì phần cứng và sử dụng thành thạo của các chuyên gia kỹ thuật từ Ex Libris hộ trợ kỹ thuật 24/24 giờ. Đồng thời, thủ thư của chúng tôi vẫn duy trì được kiểm soát việc chuyển giao thông tin tới người dùng.”

IV.3 . Thực trạng thư viện các trường đại học Việt Nam

Việc khai thác hiệu quả thông tin đã trở thành một trong những nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Thư viện là cầu nối giữa thông tin và người sử dụng. Hiệu quả chất lượng đào tạo của trường đại học không thể tách rời với thư viện trường đại học. Thư viện đại học là nơi cung cấp nguồn thông tin tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học; kết nối thông tin của xã hội và nhu cầu thông tin của sinh viên; đồng thời hỗ trợ cải tiến nội dung chương trình giảng dạy và thay đổi phương pháp giảng dạy học tập ở trường đại học.

Hiện nay, hệ thống thư viện đại học Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập nghiên cứu của sinh viên. Việc đổi mới phương pháp dạy - học, chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ và mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội . Đồng thời, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới cho hoạt động thông tin - thư viện trong các trường đại học. Thực hiện các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin như: nguồn học liệu điện tử, cơ sở dữ liệu các môn học, số hoá các giáo trình, các bộ sưu tập số, thư viện số là hướng phát triển đúng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của trường đại học.

Thực hiện chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện các trường đại học, Trường Đại học Luật TP.HCM triển khai Giải pháp iDragon Cloud do Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số thực hiện từ tháng 8/2011- 12/2011 trong giai đoạn 1 trường đã xây dựng được 580 tài liệu của Thư viện trường Đại học Luật TP.HCM đã lên “mây” kho tài liệu điện tử để tra cứu tài liệu toàn văn phục vụ cho nhu cầu thông tin của cán bộ và giáo viên, và khuyến khích cán bộ, giảng viên trong toàn trường tra cứu, sử dụng kho tài liệu điện tử trên nền tảng iDragon Cloud có phân quyền truy cập, bằng giải pháp điện toán đám mây - kỹ thuật tối ưu của thư viện điện tử đại học hiện nay, nhằm tăng cường nguồn lực thông tin cho thư viện các trường đại học, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập, góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế cần được nghiên cứu và triển khai.

IV.

4 . Mô hình Đ ĐT M TRONG THƯ VI NỆ  SỐ VÀ THƯ VI NỆ   C CÁ TRƯỜNG ĐẠI H CỌ .

Thư viện số cung cấp dịch vụ thông tin chất lượng nhưng đồng thời cũng liên tục lộ ra nhiều hạn chế. Vì điều kiện kinh tế hạn hẹp vùng miền phát sinh hiện tượng phát triển thiếu cân đối, chia sẻ các nguồn tài nguyên của khu vực gặp khó khăn, hình thành những ốc đảo bị cô lập thông tin hay dư thừa tài nguyên, gây ra lãng phí, rất khó thỏa mãn được tổng cầu. Trong bối cảnh đó, điện toán đám mây có khả năng cung cấp kế hoạch phù hợp từng ngày vượt qua những trở ngại của hiện tượng này.

Việc phát triển kinh tế không đồng đều ở những khu vực khác nhau đã khiến cho các tài nguyên của thư viện số bị tạm thời thiếu hụt, cụ thể là thư viện số của các trường Đại học địa phương. Nhiều trường đại học và Cao đẳng trong khi không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đã xây dựng thư viện số để mua các nguồn cơ sở dữ liệu cho riêng mình, nhưng vì mục tiêu đào tạo và điều kiện kinh tế khác biệt nên các tài nguyên thư viện giữa hai đại học có những khác biệt đáng kể.

Nhìn chung thư viện số của các trường đại học hiện nay còn những mặt khiếm khuyết. Các nguồn dữ liệu giữa hai đại học vẫn còn tương đối độc lập, lượng các đề án dư thừa vẫn còn khá cao, đã gây không ít lãng phí cho các nguồn tài chính và nhân lực, hay có một số trường đại học và cao đẳng chỉ sử dụng một phần nhỏ các nguồn cơ sở dữ liệu, chưa sử dụng hết hiệu suất, nên chưa tận dụng hết các nguồn tài nguyên số hóa. Chính vì vậy, điện toán đám mây có thể giúp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, và có thể giải quyết những khiếm khuyết của các thư viện số. Giải pháp này giúp tin học hoá, đơn giản hoá và thống nhất nghiệp vụ trong thư viện, tiết kiệm thời gian phục vụ người sử dùng và kiểm kê kho định kỳ, tránh tình trạng thất thoát tài liệu do có hệ thống tự động nhắc nhở mỗi khi có tài liệu quá hạn, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa người sử dùng với nhau, giữa người sử dùng với cán bộ thư viện (thảo luận diễn đàn), và giữa các thư viện (qua cổng thông tin), tích hợp dữ liệu đa phương tiện, kết nối các tập dữ liệu số, sưu tập số quy mô lớn.Điểm đặc biệt ở nền tảng điện toám đám

mây này là không gian làm việc độc lập, khả năng lưu trữ lớn, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị như: iPad, điện thoại di động…liên thông giữa các dịch vụ khác nhau,dịch vụ tham khảo trực tuyến, dịch vụ thư viện số di động... Điện toán đám mây thực hiện các chức năng phân phối cho rất nhiều máy tính chứ không riêng cho các máy tính cục bộ hay các máy chủ từ xa. Nói cách khác, điện toán đám mây có khả năng tích hợp dữ liệu và đưa chúng lên đám mây công cộng để phục vụ người sử dụng.

IV.

4 .1. Ứng dụng điện toán đám mây

Điện toán đám mây rất phù hợp với tính toán chi phí, hiệu suất, hợp tác nhóm và những ưu điểm về vị trí địa dư. Vì đồng thời từng quy trình ứng dụng sử dụng riêng cho mình một nền riêng, một máy chủ riêng sẽ rất lãng phí. Sử dụng điện toán đám mây có thể chia sẻ máy chủ cho nhiều quy trình ứng dụng, thực hiện chia sẻ tài nguyên, và qua đó cũng giảm thiểu dung lượng cho máy chủ, thực hiện tiết giảm chi phí. Do đó tận dụng điện toán đám mây trong thư viện kỹ thuật số, sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc, đời sống và học tập.

Hình 13: Kế hoạch chia sẻ máy chủ

Mọi máy chủ điện toán đám mây đều có thể là máy chủ điện toán, và như vậy sẽ tiết kiệm máy chủ hay băng thông rộng các nguồn và vv… Trong Hình 13 mọi đám mây đại diện cho nguồn cơ sở dữ liệu của các thư viện số của các trường đại học. Cứ hai đám mây trở lên có thể tạo thành một đám mây lớn hơn, và ta có thể chia đám mây hay đám mây tích hợp cho những vùng khác nhau hay các trường đại học có thứ hạng

khác nhau. Saas, chữ viết tắt của Software as a Service (Dịch vụ phần mềm), sẽ thông qua trình duyệt hình thành các dịch vụ cung cấp cho các ứng dụng, giúp người sử dụng và nhà cung cấp tiết giảm chi phí. Paas, viết tắt của “Platform as a service” (Dịch vụ nền tảng), xác định bởi dạng dịch vụ cung cấp nền ứng dụng và triển khai cho các nhà khai thác, để họ có thể sử dụng nền này để phát triển, triển khai và quản lý Các ứng dụng SaaS. Nền tảng này thường bao gồm cơ sở dữ liệu, phần mềm trung gian (quản lý kết nối giữa khách hàng và cơ sở dữ liệu) và các công cụ phát triển. Tất cả đều có dạng dịch vụ thông qua Internet. Cơ sở hạ tầng IaaS vốn là dịch vụ, xác định có dạng dịch vụ cung cấp các phần cứng máy chủ, lưu trữ và nối mạng. Bộ Phần mềm Phát triển SDK, là hỗ trợ phát triển một số phần mềm, tài liệu hướng dẫn, mẫu và tập hợp các công cụ. Nói chung, SDK là phát triển các ứng dụng nền Windows.

IV.

4 .2. Tổ ch c thực hiện

Trong Hình 14, người quản lý đám mây bao gồm đại diện trường đại học, đại diện chính phủ và đại diện nhà cung cấp dịch vụ. Trách nhiệm quản lý bao gồm quản lý tác nghiệp hằng ngày, cung cấp dịch vụ cao cấp và bảo mật cao, hình thành hợp đồng, điều phối lợi ích cho các bên tham gia và thực hiện xử phạt đối với người sử dụng phi pháp và hoạt động trái phép.

Hình 14: Sơ đồ thực hiện điện toán đám mây

IV.

4 .3. Phân tích mô hình phục vụ user tại các thư viện đại học

Các thư viện trường đại học, là nền tảng nghiên cứu khoa học và đào tạo, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ thông tin cho người sử dụng. Trong quá khứ, hầu hết các thư viện khẳng định dịch vụ của họ dựa vào các nguồn thư viện của riêng mình. Do đó các cán bộ thư viện ít quan tâm đến nhu cầu của người sử dụng. Nhưng ngày nay, các thư viện hiện đại đã thay đổi quan điểm. Theo đó, họ thường thu thập mọi thông tin có thể được để nắm bắt mọi yêu cầu của người sử dụng. Sau đó họ phân tích thông tin và lý giải, phát hiện vấn đề. Cuối cùng, họ sẽ cung cấp các biện pháp kỹ thuật cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong tương lai các dịch vụ của các thư viện hiện đại ngày càng tập trung vào nhu cầu của người sử dụng. Và mục tiêu tối hậu của thư viện hiện đại là cung cấp các dịch vụ đa cấp, hoàn hảo và phù hợp. Các mô hình phục vụ người sử dụng hiện hành chủ yếu bao gồm mô hình dịch vụ WWW, mô hình dịch vụ FTP, mô hình dịch vụ BBS và E-mail, vv..

Mô hình dịch vụ WWW ( WWW Service Model)

WWW (World Wide Web) dựa vào mô hình phục vụ khách hàng. Mô hình thể hiện mọi thể loại hệ thống trình duyệt thông tin có nền tảng ngôn ngữ HTML và Giao thức HTTP. Phân khu cụ thể gồm: Các máy chủ WWW chịu trách nhiệm kết nối các trang web bằng các kết nối siêu văn bản và các khách hàng WWW chịu trách nhiệm hiển thị thông tin và gửi yêu cầu đến các máy chủ. Và tính năng quan trọng nhất của dịch vụ WWW là độ tích hợp cao. Nói cách khác, nó có thể kết nối mọi thể loại thông tin và dịch vụ thông suốt và cung cấp giao diện sinh động cho người sử dụng sau cùng. Nói chung, WWW cung cấp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG TRONG THƯ VIỆN SỐ (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w