Hiện tượng xói ngầm.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng Học phần: Địa chất công trình Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt (Trang 29 - 30)

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Tự đọc trước khi lên lớp

4.3.Hiện tượng xói ngầm.

- Định nghĩa và tác hại: Quá trình vận chuyển những hạt nhỏ ra khỏi đất đá dưới tác dụng của dòng thấm gọi là xói ngầm.

Đất bị xói ngầm trở nên xốp rời do các hạt nhỏ bị moi chuyển đi, dẫn đến độ chặt của đất giảm xuống, độ rỗng tăng lên. Nếu xói ngầm phát sinh ở nền công trình, có thể gây lún nhiều và lún không đều gây mất ổn định công trình. Xói ngầm có thể làm thay đổi quá mức độ thấm nước của đất đá tạo ra những đường rửa mòn, dẫn đến tạo những dòng nước lớn chảy vào hố móng hoạc gây mất nước qua đường thấm dưới đất, quanh vai đập...Xói ngầm thường là nguyên nhân của nhiều loại biến dạng mặt đất và thành tạo các trũng, phễu lún, hố sụt...Quá trình xói ngầm có thể phá vỡ sự làm việc bình thường của các công trình thoát nước ngầm do có hiện tượng nhét, trôi các hạt vào các lỗ rỗng của vật liệu chèn phủ các công trình thoát nước ngầm.

- Điều kiện phát sinh:

+ Đất đá không đồng nhất ở mức độ nào đó, lúc này các hạt nhỏ hơn có thể dịch chuyển giữa các hạt to hơn.

+ Xói ngầm phát sinh khi dòng thấm có tốc độ khá cao hoặc khi áp lực thủy động trong đất có giá trị khá lớn.

- Biện pháp xử lý:

+ Những vấn đề cần nghiên cứu: mức độ đồng nhất về thành phần hạt, điều kiện thủy lực, điều kiện xảy ra xói ngầm.

+ Biện pháp

Điều tiết dòng thấm: dùng sân phủ, tường cừ, màn chắn...với mục đích kéo dài dòng thấm giảm gradien thấm.

Gia cố đất đá: như đầm chặt đất, phun vữa gắn kết đất đá để giảm độ rỗng

Tạo lớp đất chống xói ngầm: bằng cách đặt các thiết bị lọc ngược để tạo

lớp lọc tự nhiên, giảm gradien thấm và không cho hạt đất đá đi qua.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng Học phần: Địa chất công trình Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt (Trang 29 - 30)