Kiến nghị về lộ trình dự kiến áp dụng Basel II & III tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

CÁC NHTM VIỆT NAM

3.4.2.Kiến nghị về lộ trình dự kiến áp dụng Basel II & III tại Việt Nam

Với kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng Basel II và III, một lộ trình phù hợp với hiện trạng của hệ thống ngân hàng cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế là cần thiết để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả Basel II. Ðồng thời, song song với quá trình này, cũng có thể áp dụng từng bước Basel III bởi Basel III trên thực chất là sự chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung của Basel II.

Với hiện trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam và tình hình hiện tại của nền kinh tế, một lộ trình phù hợp sẽ diễn ra trong 10 năm từ năm 2012 đến 2021, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng toàn diện Basel II và Basel III.

KẾT LUẬN

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại.

Việc NHNN Việt Nam đã ban hành quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010) và đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng việc áp dụng hoàn toàn các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel II vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, với nỗ lực của NHNN và cả hệ thống tài chính, chúng ta có thể hy vọng Việt Nam sẽ đáp ứng được các

Tài liệu tham khảo:www.basel-iii-accord.com www.basel-iii-accord.com ww.bis.org www.fetp.edu.vn www.nfsc.gov.vn www.saga.com.vn www.sbv.vn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (Trang 36 - 38)