Chức năng giao diện người-máy (HMI)

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát quản lý vận hành lưới điện cao thế TP hà nội (OCC HGC) (Trang 27 - 29)

B. MÔ TẢ KỸ THUẬT CHI TIẾT

B.2.3.4.4 Chức năng giao diện người-máy (HMI)

Giao diện HMI được hiểu như là phần tạo ra sự kết nối giữa người dùng và các chương trình giám sát, điều khiển của hệ thống OCC-HGC, cũng như các trình ứng dụng khác. HMI cho phép giám sát và điều khiển hệ thống điện, truy xuất tới các thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu một cách

Hình 10: Ví dụ về sơđồ một sợi (SLD) tổng thể của trạm 110kV

User Interface có khả năng ngay lập tức phản ánh lại bằng các chỉ thị ánh sáng /âm thanh đối với các sự kiện do nhân viên vận hành hoặc hệ thống điện gây ra.

Mỗi màn hình có thểđược thiết kế cho các mục đích riêng như: Ø Thu thập dữ liệu

Ø Giám sát và điều khiển

Ø Lựa chọn và chạy các trình ứng dụng

Người dùng có thể truy xuất dữ liệu, ra lệnh điều khiển bằng con trỏ theo kiểu “look-and-feel” và “point-and-click” rất dễ dàng.

Các thay đổi, cảnh báo sẽ ngay lập tức được phản ánh lại bằng các chỉ thị ánh sang/ âm thanh đối với các sự kiện do vận hành viên hoặc hệ thống điện gây ra.

Tất cả các lệnh đưa vào hoặc các truy xuất dữ liệu đều được kiểm tra thông qua mức người dùng và mã hoạt động tương ứng đểđảm bảo an toàn.

Tất cả các chức năng có thể làm thay đổi trạng thái thiết bị hoặc dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện theo từng bước tuần tự có kiểm tra, xác nhận.

Lệnh điều khiển được thiết kế theo qui tắc “select and check before operate” (SBO). Các bước thao tác sai sẽđược cảnh báo bằng “error message” và lệnh sẽ không được thực hiện. Ở một thời

điểm nào đó người dùng có thể thoát khỏi trình tự lệnh đang thao tác bằng cách nhấn nút được thiết kế trước cho mục đích này.

Cuối cùng, sẽ có các “Alarm” và “Event file” với mô tả xác định theo user, ngày/giờđược đưa ra, lưu trữ sau các thao tác vận hành. Ví dụ, khi ra lệnh điều khiển đóng/mở máy cắt hoạt động có thể

thành công hoặc không. Khi đó “Alarm” và “Event file” sẽđược sinh ra lưu giữ các thông tin này. Nó có thểđược tạo ra và lưu giữ cả các thay đổi có uỷ quỳên hoặc không uỷ quyền.

Phần mềm giao diện người dùng, trong các vùng trách nhiệm (Area of Responsibility) xác định sẽ đảm bảo:

Ø Đưa vào vận hành hoặc cô lập các thiết bị có điều khiển Ø Theo dõi các thông số vận hành được giám sát bởi hệ thống Ø Đặt các biển báo, biển cấm

Ø Xác nhận, lưu hoặc xóa các sự kiện cảnh báo từ các thiết bịđược giám sát. Ø Bỏ qua hoặc bật chức năng giám sát thiết bị

Ø Phát âm thanh gây chú ý trong trường hợp có cảnh báo hoặc các sự kiện quan trọng

Ø Đưa ra hoặc khôi phục trở lại các thiết bị được giám sát, điều khiển hay các thành phần khác của hệ thống OCC-HGC.

Ø Hiển thị trạng thái của các thiết bị ngoại vi và các kết nối thông tin trong hệ thống.

Ø Hiển thị các cảnh báo mới nhất, khi “alarm list” bị đầy hệ thống sẽ tự động xoá các cảnh báo cũ nhất để lưu giữ cảnh báo mới. Người dùng có thể truy cập lại các cảnh báo trong quá khứ thông qua lựa chọn truy cập quá khứ với các bộ lọc tương ứng để tăng sự tập trung

đối với các thông tin hữu ích cho nhân viên vận hành.

Ø Hiển thị tất cả các điểm được gắn biển giám sát (tagged) hay lưu ý. Mỗi điểm dữ liệu đó sẽ

bao gồm các tag cảnh báo tương ứng.

Ø Hệ thống cung cấp chức năng in ra máy in các màn hình, báo cáo sự kiện, …Trong trường hợp một báo cáo cần in ra có các giá trị có thểđược cập nhật về từ thiết bị thì quá trình in sẽ diễn ra sau khi quá trình cập nhật dữ liệu được hoàn thành.

Một phần của tài liệu Hệ thống giám sát quản lý vận hành lưới điện cao thế TP hà nội (OCC HGC) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)