KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN I Kết quả điều tra và nghiên cứu tại các địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac (Trang 29 - 33)

III. Phương pháp nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN I Kết quả điều tra và nghiên cứu tại các địa điểm nghiên cứu

I. Kết quả điều tra và nghiên cứu tại các địa điểm nghiên cứu 1.1. Kết quả định loại ve

Đặc điểm ve đực

- Mặt lưng: Thân nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đỏ hoặc màu vàng. + Kích thước trung bình 2,25mm, rộng 1,7mm.

+ Đầu giả: ngắn, gốc đầu hình sáu cạnh, xúc biện mập nhiều tơ. + Mấu đuôi nhỏ, ngắn.

+ Tấm dưới miệng hình cái thìa, dài hơn xúc biện. + Mai lưng hình bầu dục, trước hẹp sau rộng. + Mắt nhỏ nằm ở trên bờ cạnh mức háng 1. - Mặt bụng:

+ Có rãnh sinh dục kéo dài phía sau nối ranh giới với hai tấm bụng. + Hậu môn nhỏ, không có rãnh hậu môn.

+ Chân dài, mập từ chân 1 đến chân 4. + Tấm thở hình tròn phía sau háng 4. Đặc điểm ve cái

Hình bầu dục, khi no máu giống như hạt thầu dầu, màu nâu vàng, lúc no máu có màu nâu đỏ hoặc xám chì.

+ Kích thước trung bình 3,45x2,1mm.

+ Đầu giả: Xúc biện ngắn, mập, gốc đầu hình 6 cạnh. + Tấm miệng rộng và dài hơn xúc biện.

- Mặt lưng: Có nhiều tơ trắng nhỏ nằm rải rác khắp lưng, nửa sau lưng có 3 vết lõm, màu vàng nâu, hình bầu dục. Rãnh cổ dài từ gần mặt cổ đến mặt sau.

- Mặt bụng:

+Không có rãnh hậu môn.

+Rãnh sinh dục nhỏ nằm sau mức háng 2, chân dài, mập. +Háng 1 có cựa tạo hình chữ V lộn ngược.

+Háng 2 và 3 có hai cựa ngắn, tròn. +Háng 4 không có cựa.

+Tấm thở ngay sau háng 4.

Đặc điểm ấu trùng: Thường tập trung nhiều trong tai bò.

- Hình bầu dục, rộng, màu nâu đỏ, người ta thường gọi là ve cám. - Mai lưng chiếm 3/5 chiều dài thân, bờ mặt mai lưng hơi trơn. - Chân ngắn, mập, có ba đôi chân.

Đặc điểm thiếu trùng:

- Hình trứng, phía trước nhỏ, sau phình dần, có màu vàng nhạt. - Đầu giả và xúc biện ngắn.

- Mai lưng có hình năm cạnh dài gần bằng rộng. - Chân: có bốn đôi chân, ngắn, mập.

- Chưa có lỗ sinh dục.

Như vậy từ các mẫu ve thu được trên bò ở huyện Easup, chúng tôi tiến hành định loại và nhận thấy rằng các mẫu ve thu được rất phù hợp với giống ve Boophilus curtice, loài Microplus. Và nó phù hợp với kết quả định loại của Phan Trọng Cung 1977 và Arthur1960 và giống với hình vẽ và mô tả của các tác giả Trịnh Văn Thịnh 1962, Canestrini 1887 về giống ve Boophilus.

1.2. Biến động nhiễm ve theo mùa vụ

Có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về tập tính sinh học và mùa vụ phát triển của ve và theo ý kiến một số nhà khoa học thì ve B. microplus sinh trưởng phát triển theo mùa vụ. Và một lần nữa chúng tôi tiến hành nghiên cứu, theo dõi sự biến động của ve ký sinh trên bò theo các tháng và kết quả được thể hiện ở bảng 1:

Bảng 1: Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve theo tháng

Chỉ tiêu Tháng Số con nghiên cứu (con) Số con nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (con) 9 187 180 96,26 6 - 293 10 187 179 95,72 5 - 288 11 187 175 93,58 5 - 258 12 187 136 72,73 3 - 166

Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bò nhiễm ve trên huyện Easup rất cao. Cụ thể là tháng 9 số bò nhiễm ve trên bò cao nhất chiếm tỷ lệ 96,26% và đặc biệt cường độ nhiễm ve cũng cao nhất là 6 – 293 con, vào tháng 10 số bò nhiễm ve chiếm tỷ lệ là 95,72% với cường độ nhiễm là 5 - 288, vào tháng 11 số bò nhiễm ve

chiếm tỷ lệ là 93,58% với cường độ nhiễm là 5 – 258 con, vào tháng 12 số bò nhiễm ve chiếm tỷ lệ là 72,73% với cường độ nhiễm thấp nhất là 3 – 266 con. Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bò nhiễm ve trên huyện Easup có sự biến động theo mùa và giảm dần theo tháng, mặc dù tỷ lệ nhiễm ve trên bò và cường độ nhiễm không có sự chênh lệch xa, từ 96,26% xuống còn 72,73% đồng thời cường độ nhiễm cũng giảm từ 293 con xuống còn 166 con. Để giải thích cho hiện tượng này, nhiều tác giả cũng cho rằng sự biến động về tỷ lệ bò nhiễm ve và cường độ nhiễm ve trên là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Theo chúng tôi sự biến động theo mùa vụ là do điều kiện khí hậu có sự thay đổi theo mùa, vào tháng 9 đến tháng 10 nhiệt độ và độ ẩm cao hơn, lương mưa nhiều hơn, thuận lợi cho sự phát triển, sinh sản của ve B. microplus. Vào tháng 11 đến tháng 12 thời tiết có sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm giảm làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, phát triển và sinh sản của ve, đặc biệt là làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở trứng của ve.

1.3. Biến động nhiễm ve theo vùng

Để đánh giá tình hình nhiễm ve theo từng vùng chúng tôi tiến hành điều tra ba địa điểm của huyện Easup.

- Xã Ealê đại diện cho vùng thấp trũng. - Xã Yalốp đại diện cho vùng trung du. - Thị trấn Easup đại diện cho vùng cao.

Do điều kiện tự nhiên, xã hội của ba địa điểm điều tra nằm trong cùng một huyện nên sự biến động về tỷ lệ nhiễm ve giữa ba vùng khác nhau không rõ rệt.

Bảng 2: Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve theo vùng Chỉ tiêu Vùng Số bò nghiên cứu (con) Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (con) Yalốp 61 60 98,36 6- 293 TT. Easup 68 65 95,59 5 - 276 Ealê 58 55 94,83 3 - 272

Qua kết quả điều tra từ bảng 1, nhìn chung tỷ lệ bò nhiễm ve tại huyện Easuop là rất cao. Cụ thể là xã Yalốp có tỷ lệ nhiễm cao nhất chiếm 98,36%, cường độ nhiễm là 6 – 293 con, thị trấn Easuop chiếm tỷ lệ 95,59% và xã Ealê chiếm tỷ lệ 94,83%. Để giải thích sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ve và cường độ nhiễm ve theo vùng, chúng tôi

nhận thấy xã Yalốp là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 – 50, đồng thời điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ở đây thuận lợi cho việc phát triển của ve. Mặt khác điều kiện kinh tế của xã còn nghèo, công tác chăn nuôi chưa được chú trọng, công tác Thú y tại xã còn yếu, ý thức phòng bệnh của người dân cũng chưa cao, đặc biệt trong công tác trị ve. Thêm nữa, ở đây trong thời gian điều tra chúng tôi thu được một số ổ ấu trùng tại chuồng nuôi, chúng tôi nhận thấy đây cũng là nguyên nhân tại sao tỷ lệ nhiễm ve ở xã Yalốp cũng như ở các vùng khác luôn cao.

Còn xã Ealê là một vùng tương đối thấp, cộng với lượng mưa nhiều, nước thường tràn ngập vào mùa mưa, ở đây có khả năng trồng được lúa hai vụ trên năm, với điều kiện tự nhiên như vậy làm ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động, sinh trưởng, phát triển và sinh sản, khả năng nở trứng của ve, từ đó làm cho số lượng ve hoạt động tại vùng này thấp hơn, tuy nhiên sự chênh lệch này không cao. Còn đối với thị trấn Easuop là vùng có địa hình cao hơn, nằm ở trung tâm của các xã, nhìn chung điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn tương đối cao hơn các xã, ý thức phòng bệnh của người dân cũng được nâng cao hơn, công tác vệ sinh Thú y tốt hơn, công tác Thú y cũng tốt hơn, một số hộ chăn nuôi dùng thuốc Dipterex phun lên bò để trị ve ký sinh, chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm ve trên bò của vùng thị trấn Easup thấp hơn vùng xã Yalốp.

Như vậy qua đây chúng tôi nhận thấy rằng những vùng khác nhau thì có tỷ lệ nhiễm ve và cường độ nhiễm ve khác nhau.

1.4. Biến động nhiễm ve theo giống bò

Chúng ta thấy sự biến động về tỷ lệ nhiễm ve trên bò phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và trong đó yếu tố về loài giống cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm ve trên bò.

Theo Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1962) cũng cho rằng: Tỷ lệ nhiễm ve Boophilus microplus ở bò, bê lai cao hơn bò, bê nội.

Bảng 3: Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve theo giống bò Giống bò Nội Lai Số bò nghiên cứu (con) Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số bò nghiên cứu (con) Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

131 125 95,42 56 55 98,21Qua kết quả phân tích ở bảng 3 ta thấy tỷ lệ nhiễm ve ở các giống bò (giống

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w