Xây dựng và tăng cường hệ thống thông tin về cả khu vực y tế công lập và y tế tư nhân, về các nguồn đầu tư tư nhân cho y tế, về các hình thức liên doanh, liên kết giữa các bệnh viện công với các nhà đầu tư tư nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh viện công.
Ưu tiên các chính sách nâng cao mức sống, trình độ dân trí và học vấn cho người dân huyện đảo Lý Sơn và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện và cơ hội cho cộng đồng này tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tốt.
Khuyến khích phát triển đa dạng các mô hình hoạt động xã hội hóa ngành Y tế. Tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ để tập trung đầu tư vào lĩnh vực này.
KÊT LUẬN
Xã hội hóa hoạt động y tế là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường
kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục y tế ở địa phương. Xã hội hóa phát triển hệ thống mạng lưới dịch vụ y tế thông qua điều tiết sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước, tư nhân để đem đến cái nhìn mới về việc mở rộng chủ thể tham gia lĩnh vực xã hội này và ghi nhận sự đóng góp quan trọng cũng như trách nhiệm của các chủ thể khác ở khu vực ngoài Nhà nước tham gia vận hành chính sách. Do vậy, khi xem xét đến chính sách xã hội hóa ngành y tế thì cần đ t cách tiếp cận ở sự cân bằng giữa quan điểm kiểm soát sự gia tăng gánh n ng (chi trả) và quan điểm duy trì và tăng cường chức năng cung cấp dịch vụ y tế. Đây là cơ sở thực thi chính sách xã hội hóa hoạt động y tế mang tính hiệu quả và phát triển bền vững.
Qua việc trình bày rõ một số cơ sở lý luận về chính sách xã hội hóa, bao gồm các nội dung về khái niệm và mục tiêu chính sách xã hội hóa; vấn đề chính sách; giải pháp chính sách; các chủ thể chính sách; thể chế chính sách xã hội hóa; và các nhân tố tác động đến chính sách xã hội hóa. Từ hướng tiếp cận này, luận văn tổng quan khái quát về hệ thống văn bản pháp luật chính sách xã hội hóa ngành y tế ở Việt Nam và tìm hiểu chính sách hiện hành về xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là cơ sở ch dựa đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay trên các nội dung được xác định rõ: i/ Kết quả thực thi chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh (cả m t ưu điểm và hạn chế, bất cập đ t ra); ii/ Đánh giá việc thực thi các giải pháp, công cụchính sách của tỉnh Quảng Ngãi; iii/ Đánh giá vai trò các chủ thể tham gia thực thi chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh; iv/ Đánh giá môi trường thể chế chính sách xã hội hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; và v/ Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách...
Với các khía cạnh nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay và nhận diện
nhu cầu, mục tiêu định hướng hoàn thiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tới, luận văn mạnh dạn đề xuất 5 nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể là: i/ Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức chính sách xã hội hóa ngành y tế; ii/ Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách xã hội hóa ngành y tế; iii/ Nhóm giải pháp về năng lực chủ thể chính sách xã hội hóa ngành y tế; iv/ Nhóm giải pháp về tài chính và nguồn lực chính sách xã hội hóa ngành y tế; và nhóm giải pháp khác - với các nội dung giải pháp cụ thể để khuyến nghị và tư vấn chính sách xã hội hóa ngành Y tế giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng sự đảm bảo vừa sự cân bằng giữa kiểm soát sự gia tăng gánh n ng (chi trả) ngân sách để phân bổ hợp lý, hiệu quả và vừa duy trì và tăng cường thực hiện tốt chức năng cung cấp chất lượng dịch vụ CSSK cho người dân được phủ song nhờ cơ chế xã hội hóa đúng mục tiêu, vì an sinh xã hội và phát triển ngày càng bền vững trong bối cảnh đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu./.