Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Phan tich KQ điều tra DN 2009 2013 site (Trang 27 - 32)

khu, cụm công nghiệp

Trong những năm qua, hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong nước; thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố...

Nhiều ngành sản phẩm, sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ hiện đại được sản xuất và phát triển từ khu, cụm công nghiệp trong những năm qua. Có tới 86,8% các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp như như: Dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa, cao su, thép, linh kiện ô tô, điện tử, thiết bị cho ngành đóng tầu, robot, thiết bị văn phòng, chế biến dầu mỏ...

Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2014 cho thấy: tính đến 31/12/2013 tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp là 60.216 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 19,2% trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp toàn thành phố Hải Phòng, gấp 4,5 lần năm 2009; giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn có đến 31/12/2013 là 35.534 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24% trên tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp toàn thành phố Hải Phòng, gấp 4,4 lần năm 2009 và tăng bình quân 44,5%/năm; doanh thu thuần năm 2013 là 40.332 tỷ đồng chiếm tỷ lệ trên tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp toàn thành phố là 14,7%, gấp 3,3 lần năm 2009 và tăng bình quân 34,5%/năm; lợi nhuận của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp năm 2013 tăng đáng kể so với năm 2009, năm 2009 lợi nhuận trước thuế là 42,5 tỷ đồng tăng lên 1.638 tỷ đồng năm 2013.

Cơ bản khu, cụm công nghiệp góp phần tạo việc làm cho trên 49,7 ngàn lao động chiếm tỷ lệ 14,3% trên tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn thành phố năm 2013, tăng gần 2 lần năm 2009 và tăng bình quân 18,7%/năm (giai đoạn 2009-2013), tạo thu nhập cho người lao động và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động, với mức thu nhập bình quân 2,4 triệu đồng/người/tháng năm 2009 tăng lên 5,6 triệu đồng/người/tháng năm 2013. Các khu, cụm công nghiệp đã tạo ra một số lượng lớn việc làm, nâng cao trình độ tay nghề và thu nhập của người lao động, góp phần tạo ra sự ổn định kinh tế - xã hội. Năm 2013, thu nhập bình quân một lao động/năm là 67,8 triệu đồng cao hơn hơn mức thu nhập bình quân một lao động chung của doanh nghiệp toàn thành phố (58 triệu đồng); cao gấp 2,4 lần năm 2009 và tăng bình quân 23,9%/năm.

Trong giai đoạn 2009-2013, tình hình tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp có tăng trưởng rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 45,4%. Tuy nhiên, con số này tăng không đều qua các năm. Năm 2011 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 64,7%, năm 2012 là thấp nhất với 8,4%, các năm còn lại đều tăng trên 50%. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự tăng trưởng tài sản của các doanh nghiệp nghiên cứu chủ yếu là có nguồn gốc từ vốn vay của doanh nghiệp. Trong đó, trên 53% sự tăng trưởng tài sản giai đoạn 2009-2013 là do đóng góp từ các khoản nợ phải trả chứ không phải từ nguồn vốn của chủ sở hữu (thấp hơn tỷ lệ 72% của chung toàn doanh nghiệp).

Năm 2013 doanh thu thuần bình quân trên một lao động trong khu, cụm công nghiệp là 871 triệu đồng cao hơn mức bình quân doanh nghiệp toàn thành phố (789 triệu đồng/lao động/năm); cao gấp 1,8 lần so với năm 2009 và tăng bình quân hàng năm là 16%.

Cũng như hiệu quả sử dụng lao động chung doanh nghiệp toàn thành phố có xu hướng giảm ở năm 2013, đối với các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp hiệu quả sử dụng lao động thấp hơn, chỉ tiêu này năm 2013 là 12,9 lần; giảm 22,9% so với năm 2009, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 6,3%.

Chỉ số nợ phản ánh khả năng dùng vốn tự có của doanh nghiệp để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, tại thời điểm 31/12/2013 chỉ số nợ của các doanh nghiệp trong khu vực này là 1,2 lần thấp hơn mức 1,6 lần của năm 2009 và thấp hơn chỉ số nợ của các doanh nghiệp toàn thành phố (2,36 lần); từ năm 2009-2013 chỉ số nợ của các doanh nghiệp trong khu vực này năm 2011 cao nhất là 1,9 lần, điều này cho thấy các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thường chủ động được về nguồn vốn tự có hơn đối với các doanh nghiệp trong nước.

Mặc dù tốc độ tăng của tài sản/nguồn vốn ở mức độ cao, tuy nhiên chỉ số quay vòng vốn của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp năm 2013 chỉ đạt 0,7 lần, thấp hơn chỉ số của doanh nghiệp toàn thành phố (0,87 lần). Chỉ số giảm 26,9% so với năm 2009, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 7,5%. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp không cao, thậm chí đang có xu hướng giảm; một phần do trên 86% số doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nên cần có những khoản đầu tư lớn cho tài sản cố định.

Năm 2013 lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đạt 1.638 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 36% trên tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp toàn thành phố Hải Phòng, gấp 38,5 lần so với năm 2009 và tăng bình quân hàng năm là 149% cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng bình quân về lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp toàn thành phố (5,3%/năm). Mặc dù tốc độ tăng ở mức cao nhưng tỷ lệ số doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp bị thua lỗ là 41,5%, cao hơn tỷ lệ này của doanh nghiệp toàn thành phố (30,2%); tỷ lệ số doanh nghiệp có lãi của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp toàn thành phố gần tương đương nhau, lần lượt là 58,5% và 54,3%.

Mặc dù tỷ lệ số doanh nghiệp thua lỗ cao hơn tỷ lệ của doanh nghiệp toàn thành phố, nhưng khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp cao hơn doanh nghiệp toàn thành phố khi xét theo hai chỉ tiêu ROA và ROS. Năm 2013 tỷ lệ ROA của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp là 2,7% (tỷ lệ ROA của

doanh nghiệp toàn thành phố 1,4%) cao hơn 9 lần so với năm 2009 (0,3%); tỷ lệ ROS là 4,1% (tỷ lệ ROS của doanh nghiệp toàn thành phố 1,7%) cao hơn 13,6 lần so tỷ lệ năm 2009 (0,3%).

Tóm lại, kết quả điều tra doanh nghiệp 5 năm 2009- 2013 cho thấy bức tranh về thực trạng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong bối kinh tế thế giới bị suy thoái diễn ra và chậm phục hồi; trong nước Chính phủ cắt giảm đầu tư công, thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, lạm phát tăng cao... nhiều doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, bảo đảm sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài doanh nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài được thu hút và sau khi được triển khai xây dựng hoàn thành, đi vào sản xuất đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội thành phố trên các ngành, lĩnh vực như tăng trưởng sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành những ngành sản xuất sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại hơn so với trước.

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp giai đoạn 2009- 2013 đã đóng góp quan trọng vào việc phục hồi, đẩy mạnh tốc độ và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố trong những năm sau này.

Một phần của tài liệu Phan tich KQ điều tra DN 2009 2013 site (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)