Chính sách hổ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề TTCN

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Phù Cát,Tỉnh Bình Định. (Trang 27 - 28)

Có chính sách khuyến khích nghề và làng nghề cụ thể phù hợp, tập trung cho từng giai đoạn phát triển, các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tây,… đều xác định các ngành nghề trọng tâm để tập trung đầu tư phát triển cho từng giai đoạn cụ thể, không tràn lan. Nhờ vậy sau một thời gian nhất định đã tạo ra những nhóm ngành nghề đủ mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn. Cho phép nhập cư thợ thủ công để truyền nghề mới cho dân làng, người có công đầu đưa nghề về cho dân làng được tôn vinh, khen thưởng v.v…

Thành lập Quỹ khuyến công để hỗ trợ phát triển nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách ban hành: Rất nhiều tỉnh chú trọng công tác này. Có thể nói sự phát triển của TTCN và làng nghề tại vùng nông thôn của các tỉnh trên một phần cớ sự giúp từ Quỹ khuyến công của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh là một ví dụ điển hình: UBND tỉnh ban hành QĐ số 105/2002/QĐ-UB ngày 30 tháng

8 năm 2002 về việc thành lập, sự dụng và quản lý Quỹ khuyến công; trong đó nguồn vốn khuyến công hình thành từ các nguồn:

- Ngân sách tỉnh cấp bổ sung hàng năm.

- Trích 20% kinh phí khoa học, công nghệ và môi trường bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm nhằm hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã của sản phẩm làng nghề.

- Ngân sách tỉnh cấp 50% tiền thuê đất hàng năm của các cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Toàn bộ tiền thu được của các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước bị giải thể, phá sản sau khi đã trang trải công nợ, chi phí giải thể, phá sản…

- Các khoản đóng góp của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh. - Các khoản viện trợ, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Quỹ.

- Lãi phát sinh hàng tháng của Quỹ. - Các nguồn khác (nếu có).

Nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài: Để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất TTCN – làng nghề có điều kiện phát triển, một số tỉnh có biện pháp miễn giảm thu thuế một thời gian; một số loại hình sản xuất được miễn thu thuế. Với biện pháp này các cơ sở TTCN - làng nghề tại địa phương có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, người dân rất hoan nghênh biện pháp này. Có thể lấy ví dụ của tỉnh Nam Định để nghiên cứu tham khảo.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Phù Cát,Tỉnh Bình Định. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)