Lắp đặt khung vách ngăn.

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công Trần thạch cao và Vách ngăn thạch cao. (Trang 28 - 35)

Bước 1: Tùy theo bề dày thiết kế của vách có thể chọn các loại thanh

phù hợp. Lắp đặt thanh ngang (VTV52, VTV64, VTV76, VTV92 hoặc VTV102) theo phương vách trên sàn nhà và trần nhà.

Bước 2: Chèn các thanh đứng VTV51, VTV63, VTV75, VTV90 hoặc

VTV100 vào các thanh ngang VTV52, VTV64, VTV76, VTV92 hoặc VTV102 theo phương thẳng đứng, khoảng cách giữa các thanh đứng là 600 mm (Hoặc 406 mm hay 305 mm) tùy theo loại tấm và bề ngoài vách. Bắn vít dù liên kết chúng lại với nhau hoặc dùng kềm bấm vách ngăn.

Bước 3: Bắt thanh U trên và dưới phải thẳng hàng, độ sai lệch cho phép 2 mm. Khi định vị thanh U trên, phải định vị bằng thiết bị Laze hoặc quả dọi. Độ hở của thanh C cho phép tối đa trên và dưới 5 mm và phải bắt đủ 4 vít cho mỗi thanh 2 đầu trên và dưới.

Bước 4: Sử dụng thanh C 2,6 m và C 3 m đúng vị trí, nếu vướng đà thì

sử dụng thanh C 2,6 m, nếu không bị vướng thì sử dụng thanh C 3 m. Không được cắt thanh C 3 m sử dụng tại vị trí 2,6 m để tránh hao vật tư. Các thanh lên khung vách phải thẳng, nếu bị cong, vênh phải thay thế bằng các thanh khác. Nếu vị trí thanh C bị vướng hệ thống ống phía trên (Khu vực vệ sinh) thì cắt cạnh bị vướng, tăng cường thêm các cây xương ngang để chịu lực.

Một vài cách gia cố cửa:

Tùy theo yêu cầu của nhà thiết kế hoặc khi chiều cao vách lớn mà giữa các thanh đứng sẽ có hoặc không có các liên kết ngang với

Lưu ý: Sau khi thi công xong phần khung xương phải chờ các nhà thầu khác như điện, nước,... thi công xong phần việc của họ rồi mới được lắp tấm.

Bước 5: Trong thi công vách ngăn (Vách cong hoặc vách thẳng), tấm

thạch cao luôn được lắp cách sàn tối thiểu 10 mm để tránh ẩm và lắp từ trần trở xuống.

Bắt tấm thạch cao 1 lớp phía ngoài, bắt theo khung, vít bắt tấm khoảng cách chiều đứng là 200 mm đối với hàng vít cạnh tấm, 300 mm đối với hàng vít phía trong, khoảng cách vít theo chiều ngang phụ

thuộc khẩu độ của thanh chính (Thanh C) có thể tận dụng các tấm lở để bắt cho lớp 1 (Vách thi công 2 lớp mỗi bên). Lớp 1 phải khoét lỗ vị trí ổ điện (Nếu vách thi công 2 lớp mỗi bên) hoặc chỉ đánh dấu vị trí ổ điện nếu vách chỉ thi công 1 lớp.

Lưu ý: Phải kiểm tra thật kỹ vị trí của tấm treo tranh, tivi hay các vật dụng khác (Nếu có) trước khi bắt vào tấm lớp 1.

Tấm 2 bắt so le tấm 1 với khoảng cách 1 bước khung xương 600 mm (Hoặc 406 mm hay 305 mm), sử dụng tấm vát cạnh. Lớp 2 phải đánh dấu vị trí ổ điện.

Lưu ý: Khi đánh dấu vị trí ổ điện phải đánh dấu bằng bút chì rõ ràng (Không được đánh dấu bằng bút lông hay bút mực vì sẽ ảnh hưởng đến công tác bả sơn sau này).

Lưu ý: Nếu vách yêu cầu bông thủy tinh (Glasswool) hoặc bông đá (Rockwool) thì phải thi công phần bông trước khi lắp tấm mặt thứ 2. Dùng keo con chó dán đinh ghim bông với mật độ 8 ─ 12 đinh/m2 đối với bông glasswool và ít nhất là 4 đinh cho mỗi miếng bông đối với bông rockwool. Để cho keo thiệt khô (Khoảng 30 ─ 45 phút) rồi mới được gắn bông.

Bước 6: Đối với những phần đòi hỏi phải thi công cả trần chìm và vách thì phải thi công trần trước rồi sau đó mới đến phần vách. Tuy nhiên, nếu vách ngăn đòi hỏi cách âm bằng bông thủy tinh thì phần vách phải thi công trước phần trần.

Bước 7: Xử lý các mối nối góc lõm bằng băng lưới và bột xử lý. Trát

các lỗ vít bằng bột xử lý. Cuối cùng có thể trang trí cho vách. Nếu vách ngăn dài trên 15 m thì cứ 15 m nên tạo thêm một đường giăng nối để tránh hiện tượng vách bị nứt.

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công Trần thạch cao và Vách ngăn thạch cao. (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w