Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Các loại bể sinh học hiếu khí trong xử lý nước thải (Trang 36 - 39)

Quy trình xử lí bể lọc sinh học bằng màng có thể loại bo chất ô nhiễm vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lí nước thải.

MBR là kỹ thuật mới xử lí nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ dòng chảy gián

đoạn. MBR là sự cải tiến của quy trình xử lí bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2.

Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lí có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bo/ tái sử dụng được ngay

- Vai trò của MBR:

Tiền xử lí: như lưới lọc, song chắn rác Xử lí bậc 1: khử chất hữu cơ N, P

Xử lí bậc 2: phân tách hai pha rắn và pha long khi qua màng - Vai trò của bể tách bằng màng:

Cấp đầy dưỡng chất bằng cách hấp thu lượng amoni và P còn lại Khử hết sinh vật còn lại

Vận hành gián đoạn ( 7 – 12 phút chạy, 3 phút ngưng ) Làm sạch màng chỉ bằng thổi khí ngược

Vận hành liên tục trên 6 tháng, lưu tốc 0.3 m3/m2.ngày - Sơ đồ dây chuyền công nghệ

Chú thích: Influent – đầu vào; Anaerobic reactor – bể kị khí; Dynamic state bioreactor –

bể sinh học thể động; Membrane separation tank – bể lọc tách bằng màng; KMS hollow fiber membrane – màng sợi rỗng KMS; OER – bể yếm khí; Suction pump – bơm hút ( hút nước sau xử lí); Effluent - đầu ra.

- Cơ chế tách chất lơ lửng bằng màng sợi rỗng ngập:

Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị loại bo ngay tại bề mặt màng ( lỗ rỗng 0.4 micro m ). Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng.

V.Ưu điểm của hệ thống xử lí nước thải bằng công nghệ màng lọc sinh học MBR

• Điều chỉnh hoạt động sinh học tốt trong quy trình xử lý nước thải.

• Chất lượng đầu ra không còn vi khuẩn và mầm bệnh, loại bo tất cả các vi sinh vật có kích thước nho, các coliform, E-coli khi hệ thống xử lí nước thải dùng công nghệ màng lọc sinh học.

• Kích thước của hệ thống xử lí nước thải bằng màng lọc sinh học nho hơn công nghệ truyền thống.

• Hệ thống xử lí nước thải tăng hiệu quả sinh học 10 – 30%. • Thời gian lưu nước của hệ thống xử lí nước thải ngắn. • Thời gian lưu bùn trong hệ thống nước thải dài.

• Bùn hoạt tính tăng 2- 3 lần.

• Không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lí nước thải.

• Dễ dàng kiểm soát quy trình điều khiển tự động của hệ thống xử lí nước thải.

• Tỉ lệ tải trọng chất hữu cơ cao trong hệ thống xử lí nước thải công nghệ màng lọc sinh học.

• Nhờ kích thước lỗ rỗng cực kì nho: 0.01 – 0.2 µm nên ngăn cách được pha rắn và pha long trong hệ thống xử lí nước thải

Một phần của tài liệu Các loại bể sinh học hiếu khí trong xử lý nước thải (Trang 36 - 39)