Mặc dù chương trình HN mới được đưa vào học chính khoá ở trường phổ thông , công tác dạy nghề đang còn một số tồn tại nhưng qua việc thực hiện chương trình HN- DN ở khối 10 -> 12 trường THPT Hà Trung cho thấy nội dung chương trình hoạt động HN-DN rất phù hợp, hình thức tổ chức rất phong phú. Để hoạt động HN-DN có chất lượng, hiệu quả thì đội ngũ CBQL, Hội đồng sư phạm nhà trường phải có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và năng lực tổ chức quản lý hoạt động HN-DN ở khối 10 –> 12 .
Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, phương hướng chỉ đạo hoạt động HN-DN Xây dựng Ban hướng nghiệp và có sự phân công cụ thể, đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận.
Nghiên cứu xây dựng phần mềm cho bộ môn Công Nghệ phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương.
Muốn thực hiện công tác HN có hiệu quả phải có sự phối hợp 4 thành phần: Nhà trường, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất địa phương, cha mẹ học sinh.
Phải tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động HN-DN thường xuyên đưa hoạt động này vào tiêu chí thi đua của trường.
Phần IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1.Kết luận
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề được áp dụng đối với THPT trong nhà trường đã trên 30 năm. Song tới nay, cho dù số lượng học sinh học nghề tăng nhanh hằng năm nhưng chất lượng và hiệu quả dạy nghề hướng nghiệp trong các trường phổ thông vẫn là điều cả thầy, trò và các bậc phụ huynh còn trăn trở.
Dạy nghề, hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục mà điểm của nó không được cộng vào các môn học để tính bình quân chung mà qua đó để đánh giá ý thức, hạnh kiểm của học sinh. Sau khóa học, học sinh được cấp chứng chỉ (nhưng không được hành nghề) và dựa vào học lực để được cộng từ 0,5 đến 2 điểm cho các kỳ thi tốt nghiệp. Kỳ vọng của Bộ GD&ĐT về công tác tư vấn hướng nghiệp dạy nghề là giúp các em làm quen với các nghề phổ thông, rèn luyện trải nghiệm lao động và giúp học sinh lớp 11-12 lựa chọn ngành nghề, trường học. Tuy nhiên có một thực tế: theo chương trình cải cách môn nghề phổ thông hiện nay thì học sinh THPT có 81 tiết Giáo dục hướng nghiệp, mỗi năm 27 tiết học, tức là mỗi tháng có 3 tiết kéo dài trong 3 năm. Ngoài ra, còn duy trì môn giáo dục học nghề có 105 tiết 3 tiết mỗi tuần cho riêng HS khối 11. Nhưng trong các nhà trường không có biên chế cho giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp phổ thông chuyên trách. Hầu hết giáo viên dạy Vật lý kiêm dạy nghề điện dân dụng, giáo viên Sinh học kiêm dạy lâm sinh, thậm chí không có tiêu chuẩn gì cả mà bất cứ một thầy, cô giáo chưa đủ giờ dạy của bất kể môn nào đều có thể dạy môn hướng nghiệp dạy nghề. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở những địa phương có trung tâm KTTH-HN thì học sinh chủ yếu học hướng nghiệp trong nhà trường và học hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông tại các trung tâm. với rất ít thiết bị, vật liệu để thực hành. Giáo viên trong nhà trường dạy được lý thuyết, còn thực hành thì chỉ "cưỡi ngựa xem hoa". Từ đó mọi việc dạy và học nghề, hướng
nghiệp chỉ là để cho có, tiền xây dựng cho công tác dạy nghề thì không có, vật liệu bị tiêu hao, dụng cụ dạy nghề hao mòn, hư hỏng hầu như không có kinh phí để bổ sung trang bị lại... Đã có không ít các thầy giáo, cô giáo chẳng ngần ngại gì khi nói ra cái điều xem như là mặt trái của học nghề phổ thông rằng: Dạy nghề chỉ là hình thức, nhưng cái chính là học sinh được cấp chứng chỉ học nghề phổ thông sẽ được cộng từ 0,5 đến 1,5 điểm cho kỳ thi tốt nghiệp. Thế là học nghề trở thành cứu cánh cho các trò lực học yếu.
Đa số học sinh và phụ huynh quan niệm học nghề phổ thông trong nhà trường chỉ để được cộng điểm thi tốt nghiệp. Do vậy số học sinh dùng chứng chỉ học nghề để nâng bậc trong khóa học nghề tiếp theo rất ít. Đây là thực trạng đáng buồn với dạy nghề, hướng nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng: Hiệu quả dạy nghề còn quá thấp chỉ vì chương trình không được đổi mới, phù hợp các đối tượng học sinh từng khu vực. Bên cạnh đó, hướng nghiệp cho học sinh các bậc học rất cần thì lại chưa được đầu tư thỏa đáng.
2.Kiến nghị
- Theo ý kiến riêng tôi, không thể bắt các em phải học theo một nghề nhất định (trong khả năng của trung tâm, của trường) mà các em không thích, không mong muốn khi bước vào đời. Và như vậy, việc đưa các nghề như: Lâm sinh, nấu ăn, điện kỹ thuật, may, mộc, cơ khí và cả làm vườn ….vào dạy đại trà cho học sinh lớp 11 THPT, ở các khu vực khác nhau là chưa phù hợp. Cần phải nhận thức định hướng nghề là để các em nhìn nhận một cách tổng thể nghề nghiệp cho phù hợp năng lực và sở thích, do đó không nhất thiết phải tổ chức cho học sinh phổ thông học nghề trong nhà trường. Đã học nghề phải đến trung tâm, đội ngũ giáo viên chuyên trách, học đi đôi với hành, với thiết bị đầy đủ. Để làm tốt hướng nghiệp dạy nghề trong nhà trường, nên dành thời gian nhiều hơn cho các giờ học ngoại khóa, thực tế tại các nhà máy, xưởng sản xuất, các loại hình hoạt động quản lý nhà nước để các em tiếp cận với các nghề trong xã hội. Tổ chức theo các chuyên đề về nghề
nghiệp với học sinh từng khối lớp, các trường theo vùng miền. Tăng cường đưa tin học ứng dụng vào học trong các nhà trường để các em có điều kiện tiếp xúc và làm quen sớm với công nghệ thông tin.
- Thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, không để học sinh không đạt chuẩn lên lớp và không vi phạm đạo đức người giáo viên" rõ ràng cần phải xem lại có nên để giáo viên không chuyên trách dạy nghề? Có nên bỏ cộng điểm học nghề cho thi tốt nghiệp THPT ?. Đồng thời phải đổi mới công tác dạy nghề hướng nghiệp trong trường phổ thông cho phù hợp xu thế chung cả về nội dung giáo trình và cách thức tổ chức.
Đối với Sở GD-ĐT cần thường xuyên hơn nữa việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ phụ trách công tác HN, dạy nghề.