Hệ thống mã hóa đối xứng

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng truyền thông và an toàn thông tin TRIỂN KHAI IPSEC & VPN (Trang 67 - 68)

- Mạng VPN mở rộng (Extranet VPN)

2.5.5.4 Hệ thống mã hóa đối xứng

Hệ thống mã hóa Đối xứng dựa trên một khóa duy nhất, đó là một chuỗi bit cố định độ dài. Nên cơ chế mã hóa này cũng được gọi là mã hóa khóa duy nhất. Khóa là cá nhân (bi mật) và được sử dụng cho mã hóa cũng như giải mã.

Trước khi truyền tải thông tin giữa 2 thành phần, khóa phải được chia sẻ với nhau. Người mã hóa thông tin gốc sử dụng khóa cá nhân và gửi đến cho người nhận. Khi nhận được dữ liệu đã được mã hóa, người nhận sử dụng cùng khóa đó để giải mã.

Quá trình mã hóa đối xứng được mô tả như hình 2.31

Hình 2.: Hệ mã hóa đối xứng

Như đã đề cập ở trên, người nhận và nguời gửi cần phải chia sẻ cùng một khóa. Một phương pháp chia sẻ khóa là người nhận cung cấp khóa bí mật hóa đối với người nhận bằng cách gặp trực tiếp. Tuy nhiên điều này làm lãng phí thời gian và cũng mất đi ý nghĩa của truyền thông tin bằng mạng. Một phương pháp khác để chuyển khóa cho người nhận là bằng cách điện thoại. Nhưng phương pháp này có thể bị nghe trộm. Một cách khác nữa là gửi bằng thư hay email. Và cũng như các phương pháp trước, nguy cơ bị lấy mất thông tin là rất lớn.

Vì các phương pháp gửi khóa đều không an toàn, một giải pháp khả thi cho vấn đề này là làm cho độ dài khóa đủ lớn. Bất cứ người nào cũng cần phải “phá vỡ” hay giải mã khóa trước nếu muốn xem thông tinh gốc. Tuy nhiên với khóa có độ dài lớn thì việc giải mã khóa sẽ rất khó khăn. Phụ thuộc vào độ dài khóa, nhiều thuật toán mã hóa Đối xứngđã được phát triển qua nhiều năm, một số thuật toán phổ biến sử dụng mã hóa Đối xứngtrong VPN là:

Data Encryption Standard (DES). DES đề xuất độ dài khóa đến 128bit. Tuy nhiên kích thước khóa đã giảm xuống còn 56bits bởi chính phủ Mĩ nhằm tăng tốc độ thuật toán. Tuy nhiên với độ dài khóa được rút ngắn như vây thì thuật toán mã

hóa này bảo mật không tốt, có thể bi tấn công ví dụ như tấn công Brute Force. Tong tấn công Brute Force thì khóa sẽ được tạo ra ngẫu nhiên và được ghép vào file text cho đến khi khóa đúng được xác định. Với độ dài khóa nhỏ hơn có thể dễ dàng tạo ra khóa đúng và hệ thống mã hóa mất tác dụng

Triple Data Encryption Standard (3DES). Giống như hệ thống DES, 3DES cũng sử dụng khóa 56bit. Tuy nhiên, nó bảo mật tốt hơn do sử dụng 3 khóa khác nhau để mã hóa dữ liệu. Tiến trình thực hiện: Sử dụng khóa thứ nhất để mã hóa dữ liệu, sử dụng khóa thứ 2 để giải mã dữ liệu mã hóa bước 1 và cuối cùng sử dụng khóa 3 để mã hóa lần 2. Do đó nó tăng tính bảo mật nhưng cũng đồng thời do tính phức tạp của thuật toán nên chậm hơn gấp 3 lần so với DES.

Ron's Code 4 (RC4). Phát triển bởi Ron Rivest, sử dụng khóa có độ dài thay đổi đến 256bit. Vì độ dài của khóa nên RC4 được xếp vào một trong các cơ chế mã hóa tốt nhất, nhưng cũng hoạt động nhanh. RC4 tạo một chuỗi byte ngẫu nhiên và XOR chúng với file văn vản gốc. Vì byte được tạo ngẫu nhiên nên RC4 yêu cầu khóa mới cho mỗi lần gửi đi thông tin.

Hệ thống mã hóa xuất hiện 2 vấn đề chính. Đầu tiên là chỉ sử dụng một khóa cho mã hóa và giải mã. Nếu một người ngoài mà biết được khóa này thì tất cả thông tin truyền đạt sử dụng khóa này đều gặp nguy hiểm, nguy cơ mất mát cao. Di đó khóa cần được thay đổi theo chu kì. Vấn đề thứ 2 là số lượng thông tin lớn, quản lý khóa trở nên nhiệm vụ phức tạp. Thêm vào đó tổng chi phí cho thiết lập khóa ban đầu, phân phối hay thay thế các khóa chu kì là rất đắt và lãng phí thời gian.

Hệ thống mã hóa không đối xứngcó thể giải quyết các vấn đề của hệ thống mã hóa đối xứng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng truyền thông và an toàn thông tin TRIỂN KHAI IPSEC & VPN (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w