Cấu trúc bài dạy theo mô hình VNEN:

Một phần của tài liệu tai lieu nghiep vu chuyen nganh thi tuyen vien chuc giao vien tieu hoc (Trang 25 - 27)

4. Quy trình dạy học thông qua trải nghiệm bao gồm 5

bước chủ yếu:

Bước 1. Tạo hứng thúcho HS

Bước này phải kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấy không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú. Cách làm rất phong phú và đa dạng: Đặt câu hỏi; câu đố vui; kể chuyện; tình huống; tổ chức trò chơi,…

Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm

Học sinh huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của mình để tự giải quyết tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới

Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm hay qui tắc lí thuyết, thực hành mới.

Bước 4. Thực hành - Củng cố bài học

Tên bài dạy Mục tiêu Các hoạt động

Hoạt động cơ bản Hoạt động thực hành Hoạt động ứng dụng

26

Học sinh tự tin vận dụng kiến thức, khái niệm hay qui tắc lí thuyết, thực hành mới vừa khám phá hoặc rút ra được để giải quyết các tình huống cụ thể (tình huống lý thuyết hoặc thực tiễn).

Bước 5. Ứng dụng

Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học; biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày và luôn cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

5. Tổ chức lớp học thay đổi căn bản, các em ngồi học theo nhóm, có nhóm trưởng luân phiên điều hành. Bên cạnh đó, mô hình này chú trọng hoạt động tự giáo dục của học sinh, bao gồm tự quản, tự học, tự đánh giá.

6. Đánh giá theo mô hình VNEN coi trọng đánh giá cả quá trình học tập và chú trọng đánh giá Năng lực; đánh giá trong lớp (HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS); đánh giá ngoài lớp (phụ huynh HS và cộng đồng đánh giá kết quả giáo dục HS). 7. 10 bước học tập theo mô hình VNEN:

1. Tạo nhóm học tập (nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng)

2. Xác nhận bài học (Viết tên bài học vào vở) 3. Nhận thức mục tiêu bài học

4. Thực hiện hoạt động cơ bản (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)

5. Kết thúc hoạt động cơ bản, tự đánh giá, báo cáo những việc đã làm được với giáo viên để giáo viên xác nhận

6. Thực hiện hoạt động thực hành (Làm việc cá nhân rồi chia sẻ với bạn kề bên, với cả nhóm)

7. Đánh giá cùng giáo viên

8. Thực hiện hoạt động ứng dụng (với sự giúp đỡ của gia đình, người lớn)

9. Kết thúc bài, HS viết vào Bảng đánh giá

10. Học xong bài mới, xác định kiến thức cần phải ôn lại.

8. 8. Tổ chức HĐTQ: HĐTQ là do các em HS tự tổ chức và thực hiện ; Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. HĐTQ được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường.

Các công cụ đã được chứng minh là hữu ích cho công tác quản lí các hoạt động ở lớp học, trường học (đồng thời cũng là các công cụ, biện pháp tổ chức hoạt động của Hội đồng tự quản HS) bao gồm:

– Hộp thư “Điều em muốn nói” – Hộp thư vui

– Ngày hội thành công – Câu lạc bộ nhóm bạn

27 – Mong muốn lớp học tương lai

– Sổ ghi chép (nhật kí cá nhân) – Tham gia quản lí lớp học – Khen ngợi đức tính tốt của bạn – Xây dựng quy trình học tập 10 bước – Bảng theo dõi chuyên cần

– Sổ tay học tập – Hộp thư cam kết

– Sổ ghi chép khách tới thăm trường – Kế hoạch bảo trợ HS

– Tìm hiểu mong muốn của HS

Một phần của tài liệu tai lieu nghiep vu chuyen nganh thi tuyen vien chuc giao vien tieu hoc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)