Dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN đến năm

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA giai đoạn 1995 – 2003 và dự đoán đến năm 2006 pdf (Trang 38 - 42)

1. Dự đoán dựa vào phương trình hồi quy

Dựa vào phương trình biểu diễn biến động tổng giá trị xuất khẩu mà ta tìm được ở chương II ta sẽ dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN năm 2004,2005 và 2006. Phương trình: yt = 334,635 + 821,31t – 122,662t2 + 6,604t3 Năm 2004 (t=10): ŷ2004 = 2885,535(trUSD) Năm 2005 (t=11): ŷ2005 = 3316,867(trUSD) Năm 2006 (t=12): ŷ2006 = 3938,739(trUSD)

2. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân

Theo kết quả ở Bảng 1.1 ta được: 210,1 (trUSD) Áp dụng mô hình dự đoán ta có:

Năm 2004 (l = 1): ŷ2004 = 2677,8 + 210,1 x1 = 2887,9 (trUS D) Năm 2005 (l = 2): ŷ2005 = 2677,8 + 210,1 x2 = 3098,0 (trUSD) Năm 2006 (l = 3): ŷ2006 = 2677,8 + 210,1 x3 = 3308,1 (trUSD)

3. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân

Theo kết quả tính toán ở bảng 1.1 ta có: t  113,14%

Theo mô hình dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình ta có tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN các năm 2004,2005,2006 là:

Năm 2004 (l = 1): ŷ2004 = 2677,8x1,13141 = 3029,663 (trUS D) Năm 2005 (l = 2): ŷ2005 = 2677,8x1,13142 = 3427,761 (trUS D) Năm 2006 (l = 3): ŷ2006 = 2677,8x1,13143 = 3878,168 (trUS D)

4. Dự đoán dựa vào san bằng mũ

Theo kết quả tính toán trong SPSS ta chọn = 0,7; = 0,0. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN các năm 2004, 2005, 2006 là:

Năm 2004: y2004 = 2860,553 (trUSD) Năm 2005: y2005 = 3070,653 (trUSD) Năm 2006: y2006 = 3280,782 (trUSD)

5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (Phương pháp Box-Jenkins)

Theo kết quả tính toán trong SPSS ta chọn p=1; d=1; q=1. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN các năm 2004, 2005, 2006 là:

Năm 2004: y2004 = 2824,852 (trUSD)

Năm 2005: y2005

= 2967,807 (trUSD) Năm 2006: y2006

IV.NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Qua việc phân tích tình hình biến động tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN giai đoạn 1995 – 1996 banừg các chỉ tiêu của dãy số thời gian chúng ta có thể rút ra một số nhận xét khái quát sau:

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng lên, lượng tăng trung bình của giai đoạn này là 210,1 trUSD. Lượng tăng của năm 2003 so với năm 1995 là 1680,8 trUSD. Tốc độ phát triển củ giai đoạn này là 113,14% tăng 13,14% so với giai đoạn trước ; đây là một con số không nhỏ. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu của Đại hội XI là tăng 28% về xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế còn chưa vững chắc, cơ cấu hàng xuất khẩu chưa được cải tiến, hàng thô hàng sơ chế vẫn còn chiếm tới 60%; trong mặt hàng công nghiệp xuất khẩu tỷ lệ gia công còn lớn, sản phẩm của công nghiệp chế tạo còn ít, nhất là sản phẩm công nghệ cao; sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu yếu do giá thành cao, chất lương, mẫu mã kém. Vì vậy để khắc phục những nhược điểm trên em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thuwc hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước.

- Tổ chức sắp xếp lại, đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp Nhà nước

- Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường hệ thống pháp lý.

- Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo.

KẾT LUẬN

Như vậy với những nghiên cứu trên đây cho phép chúng ta kết luận rằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tăng trưởng xuất khẩu là con đường đúng đắn. Thực tế trong những năm qua đã cho chúng ta thấy rõ sự chuyển đổi của nền ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng sang cơ chế thị trường, mở cửa đa phương, từng bước xoá bỏ nguyên tắc "Nhà nước độc quyền quản lý ngoại thương" bằng các chính sách biện pháp khuyến khích phát triển một nền ngoại thương nhiều thành phần và thực hiện tự do hoá thương mại. Chính vì thế xuất khẩu Việt Nam đã có những tiến triển vượt bậc, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, thời gian qua hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng đã không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc đòi hỏi phải có biện pháp tháo gỡ. Việc tham gia vào AFTA và các tổ chức thương mại khác là một xu thế tất yếu của phát triển kinh tế. Điều này đặt cho Việt Nam một nước có nền kinh tế kém phát triển những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi Việt Nam phải biết tận dụng cơ hôi và bằng mọi biện pháp vượt qua những thách thức đó. Trong giai đoạn từ nay đến 2010 Việt Nam phải lựa chọn cho mình một chiến lược ngoại thương đúng đắn, phát huy có hiệu quả cao nhất các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình mở cửa, hợp tác phân công lao động và phát triển thương mại quốc tế.

Với đề tài “Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất

nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA giai đoạn 1995 – 2003 và dự đoán đến năm 2006” em đã trình bày tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2003 thông qua việc sử dụng chỉ tiêu dãy số thời gian. Đề tài này chắc chắn chưa đưa lại cách nhìn toàn diện nhưng em hy vọng rằng nó sẽ giúp người đọc một phần nào đó có cách nhìn khái quát về tình hình xuất khẩu của Việt Nam và với kết quả dự đoán về xuất khẩu tới năm 2006 sẽ là cơ sở để Việt Nam có thể đưa ra những giải pháp có hiệu quả hơn để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm này và trong những năm tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lý thuyết thống kê - Nhà xuất bản giáo dục 2. Niên giám thống kê

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA giai đoạn 1995 – 2003 và dự đoán đến năm 2006 pdf (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)