Nhân vật và không gian chứa đựng mang đậm chất Ấn Độ

Một phần của tài liệu YẾU TỐ VĂN HÓA, CON NGƯỜI, NGẪU NHIÊN TRONG TRUYỆN TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT (Trang 26 - 27)

Không gian chứa đựng gây ấn tượng mạnh nhất trong tác phẩm là không gian khu ổ chuột. Khu Chawl đã hiện lên một cách sinh động và chân thật nhất qua ngôn từ của tác giả : Không gian nhỏ hẹp, gián ,nhà vệ sinh công cộng, vòi nước công cộng… Khi tiểu thuyết được chuyển thể thành phim khu ổ chuột dưới góc nhìn trực quan càng rõ nét hơn : Những vũng nước đen, mái tolet mục nát, Những bãi rác khổng lồ, nhà vệ sinh với hố phân đầy tràn … Tương tự như không gian tôn giáo , không gian chứa đựng còn hiện ra qua những lời kể , những thông tin ngẫu nhiên dạng như : “ tường của các căn phòng ở khu Chawl rất mỏng” “ tất cả các cư dân đều có mái nhà chung trên đầu và một nơi chung để mội người ỉa đái tắm gội. Cư dân ở khu Chawl không gặp nhau trong những buổi họp mà phải gặp nhau trong khi đứng xếp hàng bên ngoài nhà vệ sinh công cộng . Quả thực người ta đồn rằng ông Gokhai đã

gặp bà Gokhai trong khi họ đứng đợi bên ngoài nhà xí và đã phải lòng nhau “ ( không gian

khu Chawl)“Ngay cả cái bóng đèn điện treo bên ngoài nhà anh ta

vốn đã có lần làm Nanhey bị điện giật hay cái vòi nước do nhà nước cung cấp cũng không thoát khỏi cơn giận dữ của anh ta: “Cái thứ vô dụng này, khi chúng tao cần thì mày chẳng cho nổi hai giọt nước, nhưng khi con trai tao dùng, thì mày lại cho phép nó nô giỡn suốt hai tiếng liền đến nỗi nó mắc viêm phổi” (Khu nhà trọ chật hẹp ở Agra); “Điều đầu tiên tấn công các giác quan của bạn khi tới một bệnh viện là mùi của nó… Điều thứ hai đập vào nhận thức của bạn là bạn không nhìn thấy người nào vui vẻ. Bệnh nhân nằm trên giường màu xanh lá cây kêu rên vì đau đớn, ngay đến các y tá và bác sĩ trông cũng rất dữ tợn. Nhưng điều tồi tệ nhất là sự dửng dưng. Không ai thực sự lo lắng về bạn” (Không gian bệnh viện); “Mấy đứa trẻ đi chân đất la cà trên đường - thấy bóng dáng mẹ chúng đâu. Tiếng nhạc và tiếng lục lạc đeo trên chân các vũ công văng vẳng

trong không gian đêm” (Không gian khu đèn đỏ, Agra);…

Nhân vật văn học luôn tồn tại với những nét riêng biệt trong không gian nhất đinh,cụ thể. Để làm được điều này, tác giảđã chia sẻ: “Bạn có thể chưa đến thăm Dharavi, nhưng bạn đã thấy

nhiều khu ổchuột. Bạn chỉ việc phóng đại những khu ổ chuột đo lên mười lần hoặc có thểmột

trăm lần là có thể hình dung ra cảnh tượng ở Dharavi”.

*Hệ thống nhân vật là tổng hòa mọi giai tầng xã hội

Trong Triệu phú khu ổ chuột, ta thấy xuất hiện ở đấy mọi dạng người: Quý tộc, mục sư, người nước ngoài, người tu hành, ngôi sao điện ảnh, trẻ , mồ côi, gái điếm, những tay bảo kê, chăn dắt; người đạo đức, tàn ác, nạn nhân,

hung thủ, trẻ em, người lớn…. Tác giả lại khéo “sắp đặt” những cuộc gặp gỡ rất đời như: Gián điệp xuyên quốc gia lại gặp tên trộm hèn mọn và đứa trẻ đường phố thông minh; người đàn bà quý tộc và những kẻ nghèo khó sống cạnh nhau; cung điện - phòng trọ chật hẹp gần kề; kẻ giàu người nghèo ngày ngày chạm mặt; MC nổi tiếng, cậu trai trẻ nghèo, cô gái điếm gặp nhau; tình yêu đối đầu với thú tính; tự do bị tiền bạc kiềm hãm;… Chính cách “xô đẩy” các ngẫu nhiên ấy đã làm nên “chuyện” với diễn biến, cao trào, tạo nên những nút thắt , rồi lại giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn. Thông qua việc xây dựng một hệ thống nhân vật cùng các mối quan hệ, mang yếu tố tôn giáo, không gian liên quan ngẫu nhiên, Vikas Swarup đã mô phỏng được một xã hội Ấn Độ đương đại đầy biến động qua tiểu thuyết đầu tay của ông.

TỔNG KẾT

Sự hấp dẫn phải kể đến đầu tiên của Triệu phú khu ổ chuột chính là cốt truyện. Tác giả đã dày công tổ chức tình tiết trong 14 chương của tiểu thuyết. Mạch kể không quá nhanh để mất đi những tình tiết đắt giá, cũng không quá chậm để khiến mạnh truyện lê thê, buồn chán. Mỗi chương tập trung vào một hoặc một vài sự kiện chính, là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật, có mở đầu, diễn biến, cao trào và giải quyết biến cố. Triệu phú khu ổ chuột như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, người đọc tìm thấy ở đấy những diễn biến hấp dẫn và một kết thúc có hậu. Triết học duy vật biện chứng quan niệm: “Không có gì là ngẫu nhiên cả”, nói như vậy không có nghĩa là phủ định cái ngẫu nhiên trong cuộc sống, không có nghĩa là phủ định giá trị của tác phẩm Triệu phú khu ổ chuột về các tình tiết ngẫu nhiên. Khát khao làm chủ cái ngẫu nhiên, luận giải nguyên nhân và dự đoán về ngẫu nhiên, thấu hiểu được cuộc sống, làm chủ thế giới là mong muốn của con người. Với tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, Vikas Swarup đã làm chủ những tình tiết ngẫu nhiên, làm chủ việc tổ chức sự kiện tác phẩm để tạo ra một thế giới thu nhỏ, đầy rẫy ngẫu nhiên. Những cái ngẫu nhiên không hề phi lí, nó như thể được mô phỏng từ hiện thực cuộc sống và đi vào tác phẩm thông qua kinh nghiệm sống và lập trường tư tưởng của nhà văn. Những tình tiết ngẫu nhiên trong tác phẩm được khảo sát trên đây đã làm mạch truyện thêm hấp dẫn, đẩy những sự việc lên cao trào. Nhân vật chính diện vừa tự vận hành đời mình vừa ứng xử với ngẫu nhiên để thêm trưởng thành hơn. Người đọc sẽ suy ngẫm nhiều hơn về những biến cố: Đi xuyên qua những bất hạnh bao giờ cũng chạm được vào hạnh phúc

Một phần của tài liệu YẾU TỐ VĂN HÓA, CON NGƯỜI, NGẪU NHIÊN TRONG TRUYỆN TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT (Trang 26 - 27)

w