GIỚI THIỆU ĐẦU CUỐI DI ĐỘNG

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn CÔNG NGHỆ vệ TINH tìm HIỂU CÔNG NGHỆ IP CHO MẠNG 3g (Trang 51 - 53)

Phần này xem xét ngắn gọn sự khác nhau quan trọng giữa đầu cuối macromobility và micromobility. Phần tiếp theo sẽ xem xét một vài phương pháp đặc trưng và các giao thức cho macromobility và micromobility. Sau đó sẽ so sánh các giao thức micromobility khác nhau.

Công việc cơ bản của các giao thức đầu cuối di động là bảo đảm các gói duy trì sự phân phối đến đầu cuối di động, bất chấp hoạt động của nó là đang kết nối thông qua một router khác đến mạng. Các yêu cầu chính đối với các giao thức này là:

Tính hiệu quả- kể cả các phiện thời gian thực

Độ tin cậy- đối với các mạng lớn với nhiều đầu cuối di động. Tính cường tráng- để đối phó với việc mất thông điệp.

Hình 3.2: Macromobility và micromobility

Hầu hết mọi người đã đồng ý rằng đầu cuối di động IP có thể bị gián đoạn thông tin bởi 2 phần bổ sung: macromobility và micromobility và điều này cần có 2 sự giải quyết khác nhau. Các từ này nói chung thường được sử dụng với nghĩa đơn giản là “di động qua một vùng rộng lớn” và “di động qua một vùng nhỏ”. Nó có vẽ hơi xa lạ vì các định nghĩa không rõ ràng. Trên thực tế, sự khác nhau quan trọng là giữa đầu cuối di động đến một vùng quản lý mới (AD) và trong cùng một vùng quản lý (AD). Ví dụ, một đầu cuối di động có thể di chuyển quanh một mạng không dây của một trường đại học hoặc một công ty nào đó, chuyển giao từ trạm gốc của một mạng LAN không dây đến trạm gốc khác của mạng khác. Và sau đó đến một mạng di động công cộng. Các trường hợp chuyển giao này khác nhau đáng kể, bởi vì một inter-AD chuyển giao hàm ý rằng:

Host di động cần phải được nhận thực lại, bởi vì mối quan hệ bảo mật /độ tin cậy là yếu hơn nhiều giữa các AD so với trong một AD.

Chế độ tính cước cho người sử dụng, độ ưu tiên và cách giải quyết chất lượng dịch vụ tất cả đều đã thay đổi.

Một địa chỉ IP khác phải được sử dụng (bởi vì các địa chỉ IP được sở hữu bởi AD), ngược lại nó có thể hoặc không thể thực hiện một chuyển giao Intra-AD (Nó phụ thuộc vào giao thức micromobility đặc trưng).

Các vấn đề như tốc độ và sự thực thi chuyển giao là ít có liên quan, đơn giản bởi vì sự chuyển giao sẽ ít xãy ra hơn.

Không có sự bảo đảm tính di động trong một AD mới, bởi vì các giao thức đang chạy là không đảm bảo. Và do đó một chuyển giao Inter-AD phải tin vào các giao thức mà có thể tồn tại bên ngoài 2 AD có liên quan.

Do đó đã có sự đề nghị rằng cần phải có 2 giao thức bổ sung cần được sử dụng: Một giải quyết vấn đề macromobility và một giải quyết vấn đề micromobility.

Các thuật ngữ được sử dụng là:

 Một mạng thâm nhập (AN: Access Network) là một mạng với môt số các router truy nhập, các Gateway và các router khác.

 Một router thâm nhập (AR: Access Router) là router để đầu cuối di động được kết nối. Nó đặt tại rìa của một mạng thâm nhập. Nó là một trạm gốc IP.

 Một Gateway của mạng thâm nhập (ANG: Access Network’s Gateway) là nơi mà kết nối mạng thâm nhập đến mạng Internet rộng hơn.

 Các router khác có thể là các thiết bị chuẩn hoặc có các chức năng phụ trợ để hỗ trợ IP micromobility hoặc chất lượng dịch vụ.

 Mạng thâm nhập và vùng quản lý có thể liên lạc với nhau, nhưng chúng cũng có thể không thể liên lạc.

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn CÔNG NGHỆ vệ TINH tìm HIỂU CÔNG NGHỆ IP CHO MẠNG 3g (Trang 51 - 53)