0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tần suất thiếu hụt G6PD ở dân tộc Tày và dân tộc Nùng

Một phần của tài liệu PHÁT HIỆN TẦN SUẤT THIẾU HỤT G6PD Ở DÂN TỘC TÀY VÀ DÂN TỘC NÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƯỢNG FORMAZAN (Trang 27 -38 )

CHƯƠNG 3: Kết quả nghiên cứu

3.3. Tần suất thiếu hụt G6PD ở dân tộc Tày và dân tộc Nùng

Bảng 3: Tỷ lệ thiếu enzym G6PD ở dân tộc Tày và Nùng

Dân tộc N Thiếu hoàn toàn Bán thiếu Tổng

Tày 130 7/130 (5,385%) 9/130 (6,923%) 12,308% Nùng 71 6/71 (8,451%) 1/71 (1,14%) 9,861% 2 dân tộc 201 13/201 (6,467%) 10/201 (4,975%) 11,442% 5.39% 8.45% 6.47% 6.92% 1.41% 5% 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% Tày Nùng Chung THIếu Bán THIếu

Nhận xét: tần suất thiếu hụt enzym chung ở cả hai dân tộc trong quần thể là 11,442%, tần suất thiếu hụt enzym của ngời Tày là 12,308% cao hơn ở ngời Nùng là 9,861% nhng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê ( p > 0,05 ).

Bảng 4: Tỷ lệ thiếu enzym G6PD theo giới ở dân tộc Tày và Nùng

Nhận xét:

ở dân tộc Tày: tần suất thiếu hụt G6PD ở nam là 31,58% cao hơn nữ là 9,01%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

ở dân tộc Nùng: tần suất thiếu hụt G6PD ở nam là 20% cao hơn nữ là 5,882%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p < 0,1.

ở hai dân tộc: tần suất thiếu hụt G6PD ở nam là 25,64% cao hơn nữ là 8,025%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Chơng 4: Bàn luận

.

4.1.Đánh giá kỹ thuật của phơng pháp Formazan ở các điều kiện khác nhau:

4.4.1. Về thời gian khác nhau:

Với thời gian 8 giờ thì khi tiến hành xét nghiệm vào đầu buổi sáng (7 giờ) thì có thể trả kết quả vào buổi chiều cùng ngày là 15 giờ. Với thời gian 12 giờ thì

Giới tính n Nam Nữ p ( Q )

Tày 130 6/19 ( 31,58% ) 10/111 ( 9,01% ) < 0,01 ( 7,657 ) Nùng 71 4/20 ( 20% ) 3/51 ( 5,882% ) < 0,1 (3,22 ) 2 dân tộc 201 10/39 ( 25,64% ) 13/162 (8,025%) <0.01 (9,626 )

khi tiến hành xét nghiệm vào 7 giờ sáng thì sẽ trả kết quả vào 19 giờ cùng ngày. Với thời gian 24 giờ thì khi tiến hành xét nghiệm vào buổi sáng hay buổi chiều thì sẽ trả kết quả cùng giờ vào ngày hôm sau. Nh vậy thời gian 8 giờ và 24 giờ thì sẽ thuận tiện hơn vì ở trong giờ hành chính.

Tất cả các mẫu thiếu hoàn toàn (5 mẫu) đều đợc nhận định ngay ở 8h ngay cả ở 25oC và cả ở nồng độ thấp. Đồng thời các mẫu này dễ dàng đọc đợc ở thời điểm 12h và 24h do thời gian đủ để phản ứng diễn ra, mức độ thiếu hụt enzym giữa những mẫu này và các mẫu còn lại có sự chênh lệch lớn. Do vậy việc nhận định màu vàng của vòng dung huyết rõ ràng hơn, từ đó ta đo đờng kính của vòng dung huyết chính xác hơn.

Đối với các mẫu bán thiếu

Thời gian 8h với nồng độ thấp và nhiệt độ thấp thì sự nhận định sẽ không rõ do ở thời điểm đó sẽ cha đủ thời gian để quá trình phản ứng cha diễn ra hết và cũng không có đủ lợng enzym để xúc tác phản ứng bởi vậy sản phẩm tạo ra là Formazan có mầu xanh tạo ra còn ít dẫn đến vòng dung huyết có màu vàng nhạt ở tất cả các mẫu trong khay nhựa. Chính vì vậy mà việc so sánh và nhận định kết quả ở các mẫu bán thiếu là rất khó do đó ở thời điểm này không phát hiện đ- ợc mẫu máu nào thiếu enzym.

Thời gian 12h và 24h thì các mẫu bán thiếu (12 mẫu ) đều đợc đọc rõ ràng ở cả hai nồng độ, nhng ở 12h các mẫu này có đờng viền của vòng dung huyết không rõ ràng ở cả hai nồng độ.

Từ những phân tích trên ta thấy thời điểm thích hợp hơn cả là 24h do thuân tiện cho việc trả kết quả và phát hiện đợc cả những mẫu bán thiếu.

4.1.2. Về hai điều kiện nhiêt độ khác nhau:

Tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ phòng 25 oC, đây là nhiệt độ có thể áp dụng đợc ở những nơi không có tủ sấy. Đồng thời tiến hành ở nhiệt độ sinh lý của cơ thể là 37 oC, áp dụng ở nơi có tủ sấy.

Nhiệt độ 25 oC: ở 8h và ở cả hai nồng độ tất cả các mẫu thiếu hoàn toàn đều đợc phát hiện, không phát hiện đợc mẫu bán thiếu nào do việc nhận định màu sắc giữa các mẫu trong khay thấy giống nhau nhiều. ở 12h, 24h các mẫu bán

thiếu đều đựơc phát hiện (12 mẫu ) nhng ở 12h các mẫu này có đờng viền của vòng dung huyết không rõ ràng ở cả hai nồng độ.

Nhiệt độ 37 oC: phát hiện 8 mẫu bán thiếu ở nồng độ thấp và 12 mẫu ở nồng độ cao ngay tại thời điểm 8h do sự so sánh với các mẫu còn lại dễ dàng hơn.

Các mẫu thiếu hụt hoàn toàn thì đều đợc phát hiện ở cả hai nhiệt độ.

Từ những phân tích trên ta thấy: nhiệt độ 37 oC là thích họp hơn so với nhiệt độ phòng vì ngay ở thời điểm 8 h đã phát hiện đợc, điều này có thể đựoc giải thích là do enzym sẽ phản ứng mạnh hơn ở nhiệt độ cơ thể. Tuy vậy nếu thời gian của phản ứng kéo dài 12h đặc biệt là 24h thì ở nhiệt độ 25oC đều có thể nhận định các mẫu bán thiếu đó ở cả hai nồng độ, do vậy ở những nơi không có tủ sấy vẫn có thể tiến hành thí nghiệm nếu đảm bảo đủ thời gian của phản ứng.

4.1.3. Về hai nồng độ khác nhau:

ở nồng độ cao: sau 8h ta thấy có 12 mẫu bán thiếu đựơc phát hiện, nồng độ thấp chỉ phát hiện đợc 8 mẫu bán thiếu, nh vậy là có 4 mâu bán thiếu không đợc phát hiện ở nồng độ thấp. Do việc đọc kết quả ở nồng độ cao dễ hơn nên so sánh giữa các mẫu bán thiếu với chứng (-) và chứng (+) rõ hơn. Đến sau 12h và 24 h thì cả 12 mẫu bán thiếu này cũng phân biệt rõ hơn do màu của vòng dung huyết nhạt hơn nhiều ở cả hai nồng độ, tuy vậy ở nồng độ thấp thì màu của các mẫu bán thiếu lại có sự phân biệt rõ hơn. Điều này có thể giải thích là do ảnh h- ởng của màu nền màu của thạch agar, nồng độ cao sẽ làn cho màu nền sẫm lại khiến các mẫu bán thiếu có vòng dung huyết đậm hơn.

Các mẫu thiếu hụt hoàn toàn thì đều đợc phát hiện ở cả hai nồng độ.

Từ những phân tích trên ta thấy ở 8h thì nồng độ cao là thích hợp, nhng nếu ở 12h, 24h, thì nồng độ thấp lại có tính u việt hơn. Hơn nữa việc nhận định kết quả còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của ngời đọc.

4.2.Tần suất thiếu hụt G6PD.

4.2.1. Tần suất thiếu hụt G6PD giữa các dân tộc trong đó có dân tộc Tày và Nùng.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất thì tần suất thiếu hụt G6PD ở các dân tộc khác nhau ở nớc ta có sự khác biệt nhiều:

Bảng 8: Tần suất thiếu hụt G6PD ở các dân tộc ở các tỉnh khác nhau

Dân tộc Địa điểm n Thiếu hụt G6PDn %

Kinh+ Hà Nội 1819 19 1,04

Mờng+ Hoà Bình 250 65 26,0

Racley+ Khánh Hoà 720 21 2,92

Tày+ Khánh Hoà 82 14 17,04

Thái++ Sơn La 144 34 23,6

Bana++ Gia Lai 300 5 1,7

Tày+++ Cao Bằng 130 16 12,308

Nùng+++ Cao Bằng 71 7 9,861

Ghi chú:

A+: theo nghiên cứu của Trần Thị Chính, Nguyễn Thị Ngọc Dao và cộng tác viên ( 2003 ) [13].

A++: theo nghiên cứu của Tạ Thị Tĩnh, Lê Minh Đạo, Đoàn Hạnh Nhân và cộng tác viên ( 2004 ) [12].

A+++: theo bảng 3.

Qua bảng trên ta thấy, nhóm có tần suất thiếu enzym hụt lớn nhất là dân tộc Mờng tỉnh Hoà Bình (26%) và ở dân tộc Thái tỉnh Sơn La (23,6%). Nhóm Tày ở Khánh Hoà, Tày ở Cao Bằng và Nùng ở Cao Bằng có tần suất thiếu hụt enzym trung bình. Ba nhóm còn lại là dân tộc Kinh ở Hà Nội, Racley ở Khánh Hoà, Bana ở Gia Lai có tần suất thiếu hụt enzym ít nhất tơng ứng là 1,04%; 2,92%; 1,7%.

Hoà Bình và Lai Châu là hai tỉnh nằm trong vùng sốt rét lu hành nặng (Mai Châu 20%)[14]và có tỉ lệ thiếu men G6PD rất cao nh trên. Tuy nhiên do công tác phòng dịch tốt nên 10 năm trở lại đây sốt rét đã bị đẩy lùi khỏi những vùng này và theo nghiên cứuu của Đoàn hạnh Nhân thì không có mối liên hệ sốt rét và thiếu G6PD ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. (p > 0,05) [14]. Gia Lai có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét rất cao là 13,6% [14] nhng ỉ lệ thiếu G6PD lại rất thấp chỉ chiếm 1,7%. Dân tộc Racley ở Khánh Hoà có tỷ lệ nhiễm ký sinh

trùng sốt rét cao nhng tỷ lệ thiếu G6PD cũng thấp. Hà Nội là tỉnh không nằm trong vùng sốt rét và cũng có tỷ lệ thiếu G6PD thấp. Cao Bằng và Khánh Hoà cũng là hai tỉnh núi rừng nớc chảy nằm trong vùng sốt rét nặng và có tỷ lệ thiếu hụt G6PD cao.

Nh vậy các dân tộc ở tỉnh khác nhau có tỷ lệ thiếu hụt men rất khác nhau. Tỷ lệ thiếu hụt cao đa số nằm trong vùng sốt rét nặng. Tỷ lệ thiếu hụt thấp nh ở Hà Nội thì không có sốt rét lu hành, tuy nhiên cũng có tỉnh tỷ lệ sốt rét dơng tính cao nhng tỷ lệ thiếu hụt G6PD lại rất thấp. Phải chăng sự khác nhau này liên quan đến dịch tễ học sốt rét, mặc dù vậy vấn đề này vẫn còn đang đợc thảo luận nhiều và vẫn cha có ý kiến thống nhất. Có tác giả cho rằng đây là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, những hồng cầu thiếu G6PD không sản xuất đủ năng lợng để cung cấp cho ký sinh trùng sốt rét. Những hồng cầu đó sẽ chết trớc khi ký sinh trùng kịp thời phân chia và xâm nhập vào những hồng cầu khác, và các cá thể sống trong vùng sốt rét ngẫu nhiên có sức đề kháng tốt với bệnh này. Các cá thể này sẽ có sức sống tốt hơn và đợc chọn lọc tự nhiên giữ lại .

Bảng 9: Tần suất thiếu hụt G6PD ở các dân tộc

Nhóm dân tộc

Địa điểm lấy mẫu n Thiếu hụt G6PD p

n %

Thái+ Mai Châu ( Hoà Bình ) 211 43 20,4

> 0,05

Mai Sơn ( Sơn La ) 165 25 15,2

Mờng La (Sơn La ) 144 34 23,6

Nh Xuân ( Thanh Hoá ) 55 9 16,4

Thị xã Sơn La 45 10 22,2

Mờng+ Thị xã Hoà Bình 196 51 26,0 > 0,05

Nh Xuân (Thanh Hoá) 52 9 17,3

Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) 11 2 18,2 Tày+ Thị xã Cao Bằng 19 4 21,1 > 0,05 Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) 124 17 13,7 Lắc (Đắc Lắc) 15 2 13,3 ? (Cao Bằng) ++ 130 16 12,3 Nùng ? (Cao Bằng)++ 71 7 9,9 > 0,05 # Cao Bằng+ 192 15 7,8 Kinh Hà Nội+++ 1819 19 1,04 > 0,05

Kim Bôi4+ (Hoà Bình), Nga Sơn4+ (Thanh Hoá

202 1 0,5

Kinh Hà Nội+++ 1819 19 1,04 < 0,01

Mờng Hoà Bình5+ 250 65 26

Ghi chú:

A+: theo nghiên cứu của Tạ Thị Tĩnh, Lê Minh Đạo, Đoàn Hạnh Nhân và cộng tác viên ( 2004 ) [12].

A++: theo bảng 3.

A+++: theo nghiên cứu của Trần Thị Chính, Nguyễn Thị Ngọc Dao và cộng tác viên ( 2003 ) [13].

A4+: theo nghiên cứu của Đoàn Hạnh Nhân (1997) [14].

A5+: theo nghiên cứu của Trần Thị Chính, Vũ Triệu An và cộng tác viên (2002) [15].

Qua bảng trên ta thấy ở cùng một dân tộc tuy ở những địa điểm khác nhau nhng sự khác biệt về tỷ lệ thiếu hụt G6PD không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nh vậy phải chăng yếu tố môi trờng không ảnh hởng nhiều đến sự thiếu hụt enzym này. số liệu ở bảng 9 cho ta thấy nhóm dân tọc Tày không có sự khác biệt về tính trạng này ở các tỉnh khác nhau (p > 0,05), qua nghiên cứu ngời ta thấy rằng nhóm dân tọc Tày ở Lắc và Khánh Vĩ đa số là từ Cao Bằng di c vào trong những năm 1990, cũng nh vậy ở dân tộc Mờng ở Khánh Vĩnh đa số là từ

Thanh Hoá di c vào. Điều này cho ta thấy hệ số di truyền của bệnh cao và điều quan trọng quyết định ở đây là yếu tố gen học. Hơn nữa ở các nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam thì sự kết hôn trong cùng mọt dân tộc là phổ biến, bởi vậy mà vốn gen của từng dân tộc thờng không thay đổi nhiều. Tuy nhiên chính yếu tố môi trờng (thói quen sử dụng thực phẩm, thuốc và tình trạng bệnh tật ) mới…

quyết định mức độ biểu hiện lâm sàng của bệnh, ngời ta đã phát hiện ra rằng G6PD trên cùng một cá thể biểu hiện ra nhiều biến thể thực nghiệm rất khác nhau và có hoạt độ xúc tác khác nhau.[16] Vì vậy việc đánh giá về sự ảnh hởng của môi trờng đến tính trạng này là rất cần thiết và cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa về vấn đề này mới kết luận đợc chính xác.[12,6]

Theo một số tác giả đã đặt ra vấn đề rằng sự thiếu hụt G6PD có liên quan đến HLA (kháng nguyên bạch cầu ngời) [15,3]. Số liệu ở bảng 9 ta thấy ngời Kinh ở Hà Nội có tỷ lệ thiếu hụt G6PD thấp hơn rất nhiều so với ngời Mờng p < 0,01. Theo nghien cứu của Trần Thị Chính và cộng sự nhận thấy rằng ngời M- ờng hay gặp đột biến dạng Union và có tần suất HLA DQB1 0502 cao (chiếm 87,5%) trong khi ở ngời Kinh thì không gặp alen này. [15].

4.2.2. Tần suất thiếu hụt G6PD theo giới.

Tần suất thiếu hụt G6PD ở trẻ nam là 25,64% cao hơn ở trẻ nữ là 8,025%, (theo bảng ?). Các mẫu nghiên cứu đợc tiến hành trên cơ sở kết hợp với một đề tài khác nên số lợng nam thấp hơn nữ, tuy vậy sự chênh lệch về thiếu hụt giữa nam và nữ đã đợc kiểm định và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05). Kết quả này phù hợp với đặc tính di truyền của tính trạng do gen lặn liên kết với giới tính quy định, ở nữ giới để biểu hiện tính trạng thiếu hụt hoàn toàn G6PD phải ở thể đồng hợp lặn mà tỷ lệ xuát hiện đồng hợp lặn trong quần thể là rất hiếm (chiếm q2/1 trong quần thể, với q là tần số tơng đối của alen đột biến). Việc phát hiện nữ dị hợp tử còn khó bằng một số các phơng pháp định tính, ngoài ra ở nữ giới còn có tính trạng bất hoạt hoá của một nhiễm sắc thể X trong quá trình phát triển của tế bào dẫn đến tạo ra dòng tế bào mang gen đột biến trên nhiễm sắc thể X đợc hoạt hoá và những dòng tế bào mang nhiễm sắc thể X bình thờng. Từ đó tạo ra hai quần thể hồng thể hồng cầu bình thờng và thiếu hụt

với tỷ lệ phân bố khác nhau gây ra những biểu hiện lâm sàng ở các mức độ khác nhau.

4.2.2. ý nghĩa của việc phát hiện thiếu hụt G6PD.

Các cá thể có tỷ lệ thiếu hụt G6PD thờng ở những vùng có sốt rét, việc sử dụng các thuốc sốt rét có tính oxi hoá cao là điều không thể tránh khỏi. Chính bởi vậy trớc khi điều trị cũng nh quá trình theo dõi kết quả điều trị và tiên lợng cần hết sức cẩn thận ở những cá thể này đặc biệt là ở giới tính nam

Kết luận

Từ những kết quả thu đợc và những phân tích ở trên có thể rút ra những kết luận sau:

1. Phơng pháp Formazan là một phơng pháp dễ làm, các điều kiện để diễn ra phản ứng đều đơn giản và không có sự chênh lệch quá lớn khi tiến hành xét nghiệm ở những điều kiện khác nhau. Với điều kiện phản ứng tốt nhất là nhiệt độ 370 C, thời gian từ 12 – 24 giờ, hai nồng độ ở Viện Sốt Rét ký sinh trùng và Đại học Y đều thích hợp.

2. Tần suất thiếu hụt G6PD ở hai dân tộc Tày, Nùng là cao, cả hai dân tộc này nằm trong vùng sốt rét nặng.

Kiến nghị

1. Đa xét nghiệm này trở thành một xét nghiêm thờng quy cho tất cả những ngời sẽ sử dụng thuốc có tính oxy hoá (đặc biệt là thuốc chống sốt rét) ở những ngời nằm trong vùng có nguy cơ cao.

2. Đa xét nghiệm này vào test sàng lọc cho trẻ sơ sinh ở vùng có nguy cơ cao.

Một phần của tài liệu PHÁT HIỆN TẦN SUẤT THIẾU HỤT G6PD Ở DÂN TỘC TÀY VÀ DÂN TỘC NÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƯỢNG FORMAZAN (Trang 27 -38 )

×