PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cổ phần SACOMBANK (Trang 31 - 70)

HÀNG SACOMBANK

(Theo báo cáo hoạt động kinh doanh 2008- 2012)

Bảng 6: Số liệu doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm 2008-2012

Đơn vị: tỷđồng

Trong giai đoan 2008 - 2012 ta thấy tổng doanh thu của Sacombank tăng trưởng với tốc độ khá nhanh đặc biệt là trong 2 năm 2010 và 2011 với tốc độ tăng tương ứng 50,5% và 46,6% nhưng sang năm 2012 thì lại ghi nhận một sự tăng trưởng âm so với năm 2011.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 31 Sở dĩ có hiện tượng này là do trong năm 2010 và 2011 thì hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank có sự bùng nổ mạnh mẽ do thực hiện theo định hướng của NHNN nhằm thực hiện các biện pháp kích cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Thêm vào đó là lãi suất cấp tín dụng trong thời gian này tăng cao có lúc lến đến 25 - 26%/tháng. Bên cạnh hoạt động tín dụng thì mảng kinh doanh dịch vụ của Sacombank cũng đem lại nguồn lợi luận đáng kể do có chất lượng dịch vụ rất tốt.

Tuy nhiên, đến năm 2012 thì dưới áp lực lạm phát NHNN lại chủ trương thực hiện chính sắt tiền tệ thắt chặt hạ thấp lãi suất trên thị trường, quy định trần lãi suất và hạn chế một số loại hình cho vay cá nhân đã khiến cho doanh thu từ hoạt động tín dụng của Sacombank bị thu hẹp thêm vào đó là doanh thu từ mảng dịch vụ cũng bị giảm mạnh trong khi các hoạt động đầu tư khác cũng không thu được nhiều kết quả dẫn đến việc tổng doanh thu 2012 đã có sự tăng trưởng âm.

Về chi phí của Sacombank thì có sự gia tăng liên tục trong giai đoạn 2008 - 2012 nhất là trong 2 năm 2010 và 2011. Nguyên nhân cũng như đã phân tích là do mặt bằng lãi suất trong thời điểm này trên thị trường ngân hàng rất cao trong khi các thị trường chứng khoán, ngoại hối lại đối mặt với sự rủi ro rất cao nên người dân đã chuyển hướng dòng vốn của mình sang các hình thức gửi tiền tiết kiệm. Điều này àm cho tổng chi chí tăng cao bởi các chi phí huy động luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của ngân hàng.

Với tình hình tăng trưởng doanh thu và chi phí như vậy đã dẫn đến việc lợi nhuận trước thuế có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2008 - 2011 duy chỉ có trong năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế đã tăng trưởng âm. Dưới đây sẽ phân tích một cách cụ thể hơn về lợi nhuận thu được từ các loại hình kinh doanh của Sacombank.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 32

Bảng 7: Thu nhập từ các khoản kinh doanh

Đơn vị: tỷđồng

2008 2009 2010 2011 2012

Thu nhập lãi thuần 1.147 2.303 3.891 5.842 6.497

Thu nhập từ HĐ dịch vụ thuần 562 1.036 1.143 1.041 686

Kinh doanh ngoại hối 510 314 (502) 204 218

CK kinh doanh 86 16 18 (186) 3

CK đầu tư (138) 412 151 (10) (387)

Góp vốn, đầu tư dài hạn 170 87 522 (242) (83)

Thu nhập từ HĐ khác 116 (73) 135 106 95

Chúng ta thấy từ 2008 - 2012 thì thu nhập mang lại từ các hoạt động kinh doanh của Sacombank chủ yếu là thu nhập từ lãi thuần với tỷ trọng lớn trên 40% đặc biệt là trong năm 2012 lên đến 92%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hai hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là huy động vốn và cấp tín dụng.

Tuy nhiên ở đây ta lại dễ dàng nhận thấy được từ 2008 - 2012 thì thu nhập từ lãi thuần tăng khá nhanh thì bước sang năm 2012 tốc độ tăng đã giảm mạnh một cách rõ rệt về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối khi chỉ tăng có 655 tỷ đồng tương đương 11,2% so với năm 2011. Có thể giải thích được điều này từ tình hình thực tế ngành ngân hàng trong năm 2012 khi mà hệ thống ngân hàng đối mặt với tình trạng dư thừa thanh khoản lớn trong khi việc tìm kiếm đầu ra lại rất khó khăn do lãi suất cho vay cao và đa số các doanh nghiệp trong nước phải thu hẹp hoạt động để bảo toàn vốn nhằm vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

Về thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thì cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể khoảng 10 - 18%. Nhưng kể từ năm 2011 trở đi thì đã bắt đầu co sự sụt

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 33 giảm trong thu nhập đặc biệt là trong năm 2012. Lý giải cho việc này là do tình hình kinh tế khó khăn, trong khi các sản phẩm truyền thống của ngân hàng gặp phải tình trạng bão hòa thì mảng kinh doanh dịch vụ lại tỏ ra là một một mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng khai thác nhằm đem lại thêm thu nhập, đó là các dịch vụ thanh toán, tư vấn tài chính… Thật vậy, thời gian gần đây các ngân hàng trong nước đã có những động thái rất mạnh trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như phục vụ khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng từ các ngân hàng khác và đối mặt với sự cạnh tranh như vậy đã dẫn đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của Sacombank có sự giảm sút mạnh.

Còn đối với thu nhập từ các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán… thì chúng ta thấy rõ có sự lên xuống thất thường thể hiện rõ nét xu hướng của thị trường chẳng hạn như trong 2 năm 2011-2012 thì ta thấy các hoạt động kinh doanh chứng khoán, đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác đã phải hứng chịu các khoản lỗ lớn. Bởi lẽ trong thời gian này hàng loạt các công ty đã phải phá sản, các doanh nghiệp còn tru lại được thì phải thu hẹp quy mô, hoạt động cầm chừng, rất hiếm có doanh nghiệp có thể phát triển mạnh và thị trường chứng khoán thì ảm đạm nhiều mã cổ phiếu đã buộc phải bán dưới mệnh giá. Do đó các khoản đầu tư của Sacombank trên thị trường tài chính đã phải gánh chịu những khoản lỗ đáng kể

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 34

Biểu đồ 5: Tăng trưởng lợi nhuận qua các năm

Nguồn: BCTC của STB qua các năm Thu nhập lãi thuần tăng hơn 50% qua các năm. Đây nguồn thu nhập quan trọng nhất và ổn định nhất của Sacombank. Tuy nhiên đến năm 2012 nhằm tạo tiền đề phát triển an toàn- bền vững trong những năm tiếp theo, Sacombank đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro trên mức thận trọng với số tiền hơn 2.000 tỷ đồng nên lợi nhuận chỉ còn 1.315 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch; con số này khá thấp so với kỳ vọng ban đầu nhưng so với mặt bằng chung của ngành và một số ngân hàng cùng quy mô thì đây là con số khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế

Thu nhập lãi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập. Cơ cấu thu nhập của STB có sự thay đổi đáng kể trong 4 năm gần đây. Tỷ trọng thu nhập lãi đã tăng từ 56% trong tổng thu nhập hoạt động năm 2008 lên 95% năm 2012. Ngược lại, tỷ trọng thu nhập dịch vụ lại giảm tương ứng từ 25% năm 2008 xuống 10% năm 2012. Thu nhập lãi tăng nhờ tỷ lệ NIM ở mức cao và tăng trưởng tín dụng khả quan.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 35 Trong khi đó, thu nhập dịch vụ giảm do thu phí bảo lãnh và thanh toán giảm. Thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối vẫn khá ổn định. Các hoạt động khác vẫn lỗ.

Biều đồ 6: Cơ cấu thu nhập của Sacombank qua các năm

2.3. Phân tích CAMELS

Dẫn đầu về mạng lưới hoạt động trong khối NHTMCP. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong những năm vừa qua Sacombank rất chú trọng vào chính sách mở rộng mạng lưới hoạt động. Hiện tại (tính đến thời diểm cuối năm 2012) STB có 421 điểm giao dịch tại 50/63 tỉnh thành trong nước, 5 chi nhánh nước ngoài (tại Lào và Campuchia) và 1 ngân hàng con tại Campuchia.

Ngoài ra, STB đã thiết lập mối quan hệ đại lý với hơn 12.300 đại lý của 328 ngân hàng tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, để thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại, tài trợ dự án, thanh toán quốc tế và chuyển kiều hối. So với các ngân hàng niêm yết khác, Sacombank có số điểm giao dịch dẫn đầu khối NHTMCP, vượt qua VCB và chỉ đứng sau CTG.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 36 Mạng lưới hoạt động rộng là lợi thế để ngân hàng cạnh tranh trong dài hạn, gia tăng thị phần tín dụng, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư đồng thời cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính bán lẻ đến tất cả các đối tượng khách hàng.

Bảng 8: Vị thế của Sacombank so với các ngân hàng niêm yết trong

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 37

Biểu đồ 7: Mạng lưới hoạt động của một số ngân hàng 2012

Chỉ số lãi cận biên ròng (NIM) của STB trong 2012 là 6.4%; tăng nhẹ so với 2011 nhưng cao hơn nhiều so với 2009 và 2010. NIM của STB trong 2012 cũng cao hơn của ACB (3.78%) VCB (3.39%); CTG (4.76%); EIB (3.14%). Nguyên nhân NIM của STB giảm nhẹ là do chênh lệch lãi suất (interest rate spread) bị thu hẹp. Điều này hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cao và tăng trưởng tín dụng không đạt được tốc độ cao như năm 2009.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 38 Tỷ lệ lãi biên (NIM) tăng nhanh và duy trì ở mức cao. NIM của STB đã tăng từ 2,4% trong năm 2008 (mức thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết) lên 6,4% trong năm 2012 (mức cao nhất so với các ngân hàng niêm yết).

Tỷ lệ NIM tăng nhanh do:

-Cơ cấu tài sản tập trung vào hoạt động có mức sinh lời cao như cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán;

-Huy động vốn và cho vay chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhóm khách hàng có chênh lệch lãi suất tốt);

-Lãi suất đầu ra bình quân giảm chậm hơn lãi suất đầu vào bình quân. Tỷ lệ NIM cao giúp thu nhập lãi thuần của STB tăng trưởng khá tốt.

2.3.1 An toàn vn

Hệ số an toàn vốn (C) – thấp hơn một số ngân hàng cùng quy mô. Là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ đứng thứ 2 trong khối NHTMCP (sau EIB), Sacombank luôn duy trì hệ số CAR cao hơn 11% trong giai đoạn 2005-2009. Tuy nhiên, hệ số này đang có xu hướng giảm từ năm 2010 do tốc độ tăng vốn tự có giảm. Tính đến 31/12/2012, CAR của STB ở mức 9,53% (cao hơn một chút so với quy định của NHNN nhưng vẫn thấp hơn so với một số ngân hàng cùng quy mô). Trong năm 2013, STB có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 10.740 tỷ đồng lên 16.418 tỷ đồng. Đây là việc làm cần thiết để STB nâng cao năng lực tài chính trong tương lai.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 39

Biểu đồ 9: Hệ số an toàn vốn

2.3.2 Cht lượng tài sn

Chất lượng tài sản (A) – có dấu hiệu giảm sút. Hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay liên ngân hàng đang có xu hướng giảm trong khi hoạt động tín dụng đang có xu hướng tăng. Tính đến cuối năm 2012, tỷ trọng cho vay khách hàng/tổng tài sản đã tăng lên 62,4% từ 56,4% năm 2011. Tuy nhiên chất lượng các khoản vay đi xuống (cụ thể là tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,58% năm 2011 lên 2,05% năm 2012) làm chất lượng tài sản của ngân hàng có dấu hiệu suy giảm. Điều này buộc STB sẽ phải tăng trích lập dự phòng và có thể tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 40

Biểu đồ 10: Cơ cấu tổng tài sản

Tính đến cuối năm 2012, thị phần cho vay của Sacombank đạt 3,17%, tăng nhẹ so với cuối năm 2011, chỉ đứng sau 4 Ngân hàng quốc doanh và ACB. Tốc độ tăng trưởng tín dụng kép (CAGR) của STB trong giai đoạn 2008-2012 đạt 28,6%.

Về cơ cấu khách hàng, Sacombank tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà STB tiếp tục hướng đến trong tương lai do nhu cầu vay ổn định, chênh lệch lãi suất hấp dẫn và rủi ro tín dụng thấp.

Về cơ cấu ngành, cho vay các ngành sản xuất, nông nghiệp và thương mại chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ. Đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định, còn nhiều tiềm năng khai thác và chất lượng nợ tương đối tốt. Tuy nhiên trong năm 2012, tỷ trọng cho vay ba ngành này đã giảm xuống 51,7% từ 62,9% trong năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ bất động sản và xây dựng đã tăng lên 20,5% từ 11,4% trong năm 2011. Điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng năm 2012 của STB phần lớn là nhờ các khoản cho vay bất động sản và xây dựng. Ngoài ra, chúng tôi khá quan ngại về chất lượng dư nợ của STB khi ngân hàng dùng khoản cho vay ngắn hạn (giá trị lớn) để giải ngân cho các dự án bất động sản dài hạn.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 41 Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, việc tăng tỷ trọng tín dụng có thể khiến rủi ro nợ xấu tăng trong tương lai. So với các ngân hàng niêm yết khác, STB đang có tỷ trọng cho vay bất động sản và xây dựng cao hơn từ 5-10%.

2.3.3 Kh năng sinh li

Khả năng sinh lời (E). Sacombank có ROA và ROE thấp hơn so với mức bình quân ngành và giảm mạnh trong năm 2012 do lợi nhuận giảm sút. Ngoài ra tỷ lệ CIR thường duy trì ở mức 53-60%, cao hơn bình quân ngành 40-43% cũng chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của STB chưa tương xứng với chi phí hoạt động

ROE của STB, năm 2008 là 12.6%, tăng mạnh trong năm 2009 là 18%. Tuy nhiên lại giảm dần qua các năm, đến năm 2012 chỉ còn 7.1%. So với những ngân hàng khác thì ROA của STB khá thấp, VCB (1.06), EIB (1.26%).

ROA cũng giảm dần qua các năm từ 1.9% năm 2009 xuống 0.7% trong 2012 và là mức thấp nhất kể từ 2006. Khi so sánh chỉ số này của STB với một số ngân hàng khác trong 2012 có thể thấy khả năng sinh lời của STB là khá thấp, ROA thấp hơn VCB, EIB và SHB trong khi ROE thấp hơn ACB, CTG, SHB và VCB.

Nhóm 5 – NH Đêm 1 – K22 42

Bảng 9: Chỉ số tài chính

Hậu quả của việc tình hình kinh tế bất ổn khiến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển chậm chạp thì các chị phí quản lý điều hành lại lại có xu hướng tăng lên trong tỷ trong tổng chi phí với tỷ trọng đạt mức 25% vào cuối năm 2012 trong đó các chi phí về tiền lương và chi phí hành chính chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này phát sinh là do trong khoảng thời gian nửa cuối năm 2011 đến năm 2012 Sacombank đã thực hiện những phương án cải cách bộ máy hoạt động của ngân hàng như thay đổi các vị trí chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc cũng như quản lý ở một số bộ phận khác đã khiến cho các chi phí điều hành tăng lên. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng đây là nhưng chi phí cần thiết phải bỏ ra để đem lại những luồng sinh khí mới, những bước đi mới trong bối cảnh thị trường ngành ngân hàng đang cạnh tranh rất khốc liệt như giai đoạn hiện nay.

Và cũng thật dễ dàng để chúng ta có thể thấy được rằng với lợi nhuận như vậy, chi phí như vậy thì các chỉ số ROE và ROA của Sacombank cũng không thể nào tăng lên được. Cụ thể là đã có sự sụt giảm của hai chỉ số này từ năm 2011, đặc biệt là trong năm 2012 hai chỉ số này đã giảm đến 50% so với năm 2011 xuống còn ROE 7,15% và ROA 0.68%. Mặt khác cũng là do các khoản mục tổng tài sản và vốn chủ sở hữu có mức tăng nhanh hơn lợi nhuận do Sacombank đã thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2012.

Nhưng chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng không chỉ riêng mình

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cổ phần SACOMBANK (Trang 31 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)