MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NĂM

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp: lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 30 - 35)

Hoà cùng sự phát triển chung của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập, ngành Ngân hàng sẽ có rất nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, đó là cạnh tranh giữa các tổ chức Tài chính – Ngân hàng trong nước và quốc tế ngày càng trở nên gay gắt và sâu rộng hơn… Quán triệt chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHCT VN tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2008, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm dự kiến chỉ tiêu phấn đấu gắn với chương trình hành động cụ thể như sau:

1. Mục tiêu.

- Nguồn vốn huy động : 5.500 tỷ đồng (tăng 10%)

- Dư nợ cho vay : 1.400 tỷ đồng (tăng 25%)

- Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) : 0%

- Cho vay DNNN tối đa : 65% (Dư nợ cho vay) - Cho vay trung và dài hạn tối đa : 40%

- Cho vay không có đảm bảo bằng TS tối đa : 70%

- Chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi ro : 500 triệu đồng

- Thu dịch vụ đạt : 3,5 tỷ đồng

- Lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro : 75 tỷ đồng

2. Chương trình hành động.

2.1. Triển khai thực hiện 3 đề tài cấp cơ sở đó là:

- Đối với khách hàng Doanh nghiệp lớn: “Phát triển mạng lưới khách

hàng Doanh nghiệp lớn tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm”.

- Đối với khách hàng Doanh nghiêp vừa và nhỏ: “Phát triển hoạt động

cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong điều kiện hiện nay”.

- Đối với khách hàng cá nhân: “Mở rộng cho vay và phát triển sản phẩm

dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm”.

2.2. Phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn, linh hoạt gắn kết các hoạt động dịch vụ với khai thác vốn của mọi đối tượng khách hàng. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng, giữ vững nguồn vốn theo hướng đổi mới, cait tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục và phong cách giao dịch tạo dựng niềm tin cho khách hàng; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn có cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý. Quan tâm khai thác các nguồn vốn có lãi suất thấp từ các tổ chức từ nguồn vốn thanh toán, nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.

3.3. Tích cực tăng trưởng tín dụng, phát triển dư nợ tín dụng mới và khách hàng mới với phương châm “Tiếp tục minh bạch hoá chất lượng tín dụng và

nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng” với các giải pháp cụ thể:

- Định hướng phát triển tín dụng rõ ràng, hợp lý trên cơ sở khách hàng truyền thống hiện có và tìm kiếm khả năng phát triển khách hàng mới.

- Nghiên cứu phát triển các giải pháp tín dụng hiện đại, các sản phẩm phái sinh. Phát triển tín dụng phải gắn liền với cung cấp dịch vụ đồng bộ, trọn gói, tiện ích.

- Tăng cường công tác thẩm định, quản lý, giám sát tín dụng của bộ máy tín dụng các cấp (cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản lý cấp phòng và cấp chi nhánh), đảm bảo chất lượng tín dụng và chất lượng tăng trưởng tín dụng.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng tưởng tỷ trọng cho vay ngắn hạn; cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay cá nhân; cho vay có bằng đảm bảo bằng tài sản.

3.4. Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng theo 2 hướng: Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng khai thác các sản phẩm tiện ích mới hiện đại với mục tiêu cụ thể:

- Nâng doanh số, số lượng các sản phẩm dịch vụ.

- Nâng hình ảnh văn hoá đặc trưng của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm. - Và nâng cao thu nhập từ dịch vụ.

Với các giải pháp:

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động của cán bộ trong việc khai thác, tiếp thị khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

+ Mở rộng và nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ khách hàng và cán bộ tác nghiệp của phòng.

+ Nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới. Trong đó, hiệu quả nhất là nghiên cứu ứng dụng ngay các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng đối với khách hàng của Chi nhánh. Chú trọng phát triển dịch vụ thẻ và

trả lương qua thẻ đối với các đối tượng hưởng lương qua Ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại trong giai đoạn mới.

3.5. Phát huy phong trào học tập nâng cao trình độ đối với CBCNV, có chính sách khuyến học thoả đáng, công bằng và có hiệu quả cao. Chú trọng hơn nữa công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh và hội nhập quốc tế.

3.6. Phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quán triệt và thực hiện tốt 2 luật lớn của Nhà nước của Chính phủ về Chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy dân chủ toàn diện, rông rãi và thiết thực kể cả trong tác nghiệp và quản trị điều hành, nhằm khai thác, phát huy tính chủ động, sang tạo cho toàn thể cán bộ và các phòng ban. Tăng cường đấu tranh phê bình, tự phê bình để tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.

3.7. Tăng cường công tác quản trị điều hành, tập trung cải cách hành chính, xây dựng phong cách văn hoá kinh doanh, lề lối làm việc đảm bảo tính kỉ cương, kỉ luật nhằm nâng cao hiệu quả.

Cùng với việc tăng cường xây dựng nguồn nhân lực lâu dài, phải tiếp tục chú trọng công tác quy hoạch cán bộ để tạo thế chủ động cho kiện toàn, đổi mới bộ máy lãnh đạo các cấp của chi nhánh.

Tiếp tục thực hiện đề án lương kinh doanh trên cơ sở có chỉnh sửa bổ sung và điều chỉnh kịp thời, đảm bảo phát huy tốt chính sách động lực đối với mỗi người.

Tập trung tìm địa điểm kinh doanh thuận lợi để trình NHCT VN giúp đỡ, cho phép xây dựng trụ sở mới phù hợp với tầm vóc của một Chi nhánh Ngân hàng thương mại nằm ở trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Phối hợp chặt chẽ hoạt động chuyên môn với các đoàn thể nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hoạt động kinh doanh. Tổ chức có kết quả các phong trào thi đua tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hăng hái lao động, đảm bảo kinh doanh đạt kết quả cao hơn.

IV. KÊT LUẬN

Trong điều kiện môi trường kinh doanh đầy thách thức, nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm vẫn có bước phát triển mạnh về " chất ", tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các mặt nghiệp vụ chuyên môn cũng như hoạt động đoàn thể khác. Nguồn vốn huy động ổn định, hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, hoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, công tác quản lý tài chính tiết kiêm, minh bạch, đúng chế độ. Quản trị điều hành và công tác tổ chức bộ máy đổi mới sớm ổn định, có hiệu quả. Đặc biêtk là công tác phát triển mạng lưới đã thu được những thành công tốt đẹp.

Đạt được thành tích đó trước hết là do sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của ngân hàng trung ương, ngân hàng nhà nước thành phố, ngân hàng công thương Việt Nam, sự tham gia chỉ đạo của quận ủy, UBND quânh Hoàn Kiếm, các cơ quan hữu quan. Đặc biệt là sự nỗ lực của các CBCNV toàn chi nhánh. Hơn thế nữa ngân hàng luôn cố gắng tự hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp: lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 30 - 35)