Giải pháp về cơ chế khác Giải quyết các vấn đề

Một phần của tài liệu Đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo luật khai thác khoáng sản năm 2010 (tt) (Trang 25 - 26)

Giải quyết các vấn đề

- Đề ra quy định đặt cọc sẽ giúp Nhà nước xác định được lượng người tham gia, giảm bớt số lượng ảo, chống bị nhiễu thông tin người tham gia đấu giá.

- Tình trạng các doanh nghiệp không chấp hành nộp các khoản thu để hỗ trợ địa phương

- Không qua thăm dò trước khi cấp quyền khai thác. - Việc quản lý khai thác trái phép.

- Quá trình thu thuế của Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ của người trúng đấu giá

- Về ô nhiễm môi trường trong và sau khi khai thác khoáng sản. - Đầu tư đổi mới công nghệ.

- Minh bạch về tài chính. - Về hợp tác quốc tế.

24

KẾT LUẬN

Khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay là một trong những ngành công nghiệp đang ngày càng mở rộng và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy cần được quan tâm và đẩy mạnh nhiều cơ chế, chính sách hơn nữa.

Pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình các chủ thể tham gia hoạt động khai thác khoáng sản, được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, bắt buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ này phải chấp hành và tự giác chấp hành, không chấp hành phải chịu sự điều chỉnh bằng các biện pháp chế tài theo các quy định pháp luật hiện hành.

Việc áp dụng Luật khoáng sản 2010 và các văn bản pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng đi vào chiều sâu hơn và có hiệu quả hơn, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Nhằm phù hợp với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải bảo đảm phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thì việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trên thực tiễn cũng cần được chú trọng. Nhà nước với vai trò quản lý xã hội cần có những giải pháp cụ thể, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp với nhau, từ xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến tuyên truyền pháp luật, thanh tra, kiểm tra, áp dụng các biện pháp kinh tế, tiến hành hợp tác quốc tế….để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm phát triển bền vững từ đó đóng góp tích cực cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo luật khai thác khoáng sản năm 2010 (tt) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)