2.3.Đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 26 - 36)

2.3.1.Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng

2.3.1.1.Tham mưu,đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân:

-Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển khách hàng;Triển khai các sản phẩm hiện có(tín dụng,tiền gửi,bảo hiểm,dịch vụ..)phù hợp với điều kiện cụ thể của chi nhánh và hướng dẫn của BIDV.Đề xuất việc cải tiến/phát triển các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân tới ban phát triển các sản phẩm bán lẻ và Marketing.

-Thu thập thông tin,khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ(dân cư,khách hàng,đối tác,đối thủ cạnh tranh,sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng bạn trên dịa bàn..) để xây dựng chính sách,kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng,phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của chi nhánh.

2.3.1.2.Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm:

-Tìm kiếm khách hàng,tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng,đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và tiện ích ngân hàng.Đề xuất sản phẩm mới,bổ sung tính năng của những sản phẩm đã có đến Ban phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm,đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

-Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại Chi nhánh.

2.3.2.Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

2.3.2.1.Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:

-Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân(danh mục sản phẩm triển khai tại chi nhánh,thị phần,doanh thu...);phối hợp với Phòng tổng hợp nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng/sản phảm từng tháng/quý/năm

2.3.2.2.Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV.Phổ biến,hướng dẫn,giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.

2.3.2.3.Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm,nâng cao thị phần của chi nhánh,tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận,phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

2.3.3.Công tác tín dụng:

-Tiếp xúc với khách hàng,tìm hiểu nhu cầu,tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

-Thu thập thông tin,phân tích khách hàng,khoản vay,lập báo cáo thẩm định. -Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng,quản lý rủi ro.

-Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng,chiết khấu,cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV.

-Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng.Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu;đảm bảo hồ sơ,tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.

-Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng,phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ,mức tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ.Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng,kiểm tra,giám sát tình hình sử dụng vốn vay,tài sản đảm bảo nợ vay.Đảm bảo tinh an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.

2.4.Phòng quản lý rủi ro

2.4.1.Trong công tác quản lý tín dụng,phòng co nhiệm vụ:

-Phổ biến các văn bản chỉ đạo,quy chế,quy trình,chính sách tín dụng,chính sách khách hàng do BIDV ban hành.

-Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh,phối hợp với phòng Tổng hợp-Nguồn vốn xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh.

loại nợ và trích lập dự phỏng rủi ro,tổng hợp kết quả phân loại nợ.Thu thập,quản lý thông tin về tín dụng,thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh,lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ cho vay của chi nhánh.Quản lý,lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý.

2.4.1.Công tác quản lý rủi ro tín dụng:Tham mưu,đề xuất xây dựng các quy định,biện pháp quản lý rủi ro tín dụng,phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý,đánh giá,định hạng rủi ro tín dụng.

-Trình với lãnh đạo:nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng,dự án từ các phòng liên quan.Phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại,hoặc sửa đổi hạn mức,vượt hạn mức phù hợp.

-Thông báo các quyết định cho vay đã được phê duyệt đến phòng liên quan theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay.

2.4.2.Công tác quản lỷ rủi ro tác nghiệp:

-Phổ biến các văn bản quy định,quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất,hướng dẫn các chương trình,biện pháp triển khai để phòng ngừa.Áp dụng hệ thống quản lý,đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại các chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

-Xây dựng,quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. 2.4.3.Công tác chống rửa tiền và quản lý hệ thống chất lượng ISO

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ/đột xuất theo quy định và phối hợp với các tổ chức để đánh giá.

2.4.4.Công tác kiểm tra nội bộ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh:

-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra,kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định,quy trình nghiệp vụ,quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám đốc tại các phòng ban và các đơn vị trực thuộc chi nhánh nhằm tự phát hiện ra sai sót,đảm bảo an toàn trong hoạt động.

tra,kiểm tra,kiểm toán của chi nhánh.

-Thực hiện các báo cáo,thông kê liên quan đến hoạt động kiểm tra,giám sát,phòng chống tham nhũng,tội phạm theo quy định.

2.5.Phòng quản trị tín dụng

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay,bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định,quy trình của BIDV và của Chi nhánh:

-Tiếp nhận,kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh/hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan.Chịu trách nhiệm kiểm tra,rà soát đảm bảo tính đầy đủ,chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.

-Quản lý kế hoạch giải ngân,theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ vay đến hạn và chuyển giao cho Phòng quan hệ khách hàng,các phòng giao dịch xử lý.Giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng,bảo lãnh và đảm bảo vay nợ.

-Theo dõi diễn biến các khoản tín dụng,đề xuất ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro.

Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng quan hệ khách hàng,các phòng giao dịch theo đúng các quy định của BIDV.Gửi kết quả cho Phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát,trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2.5.Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân

Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.

-Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

-Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng.

-Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền được Giám đốc giao.

-Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng... cho khách hàng.

-Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. -Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.

Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hang. 2.6.Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác, như sau:

-Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng, mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài, lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.

-Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.

-Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

-Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng.

-Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.

-Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc.

-Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.

-Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với các khách hàng.

Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hang. 2.7. Phòng giao dịch

Phòng giao dịch của chi nhánh thực hiện các giao dịch với các khách hàng là cá nhân và các tổ chức kinh tế : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân.

-Huy động vốn của các thành viên kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và cá nhân dưới dạng tiền gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, nội ngoại tệ và các loại tiền gửi khác.

-Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ đối với các thành phần kinh tế, cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, kinh doanh, xuất nhập khẩu.

-Cho vay phục vụ đời sống đối với cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định; -Cho vay thông qua hình thức cầm cố trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm có kỳ hạn.

-Bảo lãnh với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được Giám đốc chi nhánh BIDV Thăng Long giao trên cơ sở ủy quyền của Tổng giám đốc BIDV. -Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bao gồm:

_Mở L/C và thanh toán quốc tế;

_Kinh doanh, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền đi và nhận trả tiền qua thanh toán chuyển tiền toàn quốc;

_Dịch vụ thu hộ, chi hộ, chi trả lương cán bộ công nhân; _Chuyển tiền điện tử toàn quốc;

_Giao dịch tự động bằng máy ATM. 2.8. Phòng tiền tệ - kho quỹ

-Quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. -Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền, kịp thời, chính xác, đúng chế độ quy định. -Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng.

-Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các hiện tượng ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ.

-Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển sec du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài.

2.9.Phòng kế hoạch tổng hợp

-Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketting, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn.

-Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

-Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

-Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh.

-Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng.

-Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro.

-Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh; các hệ số NIM, ROA,... trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ.

-Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

2.10.Phòng tài chính - kế toán

-Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc.

-Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh.

-Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ...) của chi nhánh.

-Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động...). -Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ.

-Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (thu nhập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh.

Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh 2.11.Phòng tổ chức hành chính

-Thực hiện quy định của nhà nước và ngân hàng đầu có liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

-Thực hiện quản lý lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.

-Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ nhân viên chi nhánh.

-Phối hợp cùng phòng kế toán lập kế hoạch mua sắm và sửa chữa tài sản cố định… -Thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, quản lý và sử dụng xe ô tô, điện, điện thoại và các trang thiết bị tại chi nhánh.

-Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của nhà nước và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

-Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.

-Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo sơ kết, tổng kết và ban giá đốc tiếp khách.

-Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ và các khoản chi tiêu nội bộ của Chi nhánh. -Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng.

3.Thực trạng cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long xét theo thuộc tính chuyên môn hóa công việc:

-Dựa trên sự phân chia nhiệm vụ phức tạp thành những hoạt động đơn giản,mang tính độc lập tương đối để giao cho từng người,tổng năng suất lao động

của cả nhóm(cụ thể là các phòng ban) tăng lên gấp bội.Năng suất lao đông,ở đây là hiệu quả kinh tế thu được của BIDV Thăng Long không ngưng tăng trong những năm gần đây.Biểu hiện ở hoạt động thu hút vốn đầu tư,tín dụng..Mang tính chuyên môn hóa cơ cấu tổ chức sẽ biến từng phòng ban,từng nhân viên thành chuyên gia trong công việc,chuyên ngành của mình.

Chuyên môn hóa thể hiện ở việc chia thành nhiều phòng ban,chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề khác nhau dựa trên sự chia nhỏ việc,đơn giản,dễ đào tạo để thực hiện.Song còn tồn tại một số nhược điểm,mặt tiêu cực là sự tẻ nhạt,nhàm chán đối với công việc mà nhân viên phụ trách.

Cơ cấu tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo,quá trình chuyên môn hóa được phản ánh theo chiều ngang,việc phản ánh này vô tình gây ra tính tương đối vị trí công tác.Đi

Một phần của tài liệu thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 26 - 36)