Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Sản xuất ethanol từ khoai mì (Trang 30 - 33)

Việt Nam vừa mới có lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học, nhưng thực tế loại xăng này đã được dùng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới từ khá lâu, thậm chí theo Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM, ethanol được dùng chạy xe từ những năm 1930, nhưng do giá dầu mỏ sau đó giảm nên ethanol không được chú ý phát triển. Những năm 1970, công nghiệp sản xuất ethanol phát triển ở Brazil và Mỹ nên ethanol sử dụng trong xe lại được quan tâm, nhưng chỉ thực sự phát triển trong 10 năm vừa qua trước nguy cơ dầu mỏ cạn kiệt và có những chính sách hỗ trợ của chính phủ các nước. Hơn 50 nước trên thế giới đã sử dụng ethanol pha xăng để chạy xe, dẫn đầu là Mỹ (trên 90% ethanol nhiên liệu được pha xăng E10) và Brazil (bắt buộc sử dụng E22 đến E25), Ấn Độ sử dụng tối đa E5, Thái Lan bắt buộc sử dụng E5, E10 và E85 được giới thiệu từ 2008...

Các nước sử dụng phổ biến xăng sinh học.

Với những cánh đồng mía bạt ngàn, Brazil sớm đưa ra chương trình nhiên liệu ethanol dựa trên cây mía ngay từ những năm 1970 và hiện là nước sản xuất ethanol lớn thứ 2 thế giới (thứ nhất là Mỹ) đồng thời là nước xuất khẩu ethanol lớn nhất. Brazil còn là nước đi đầu về phát triển nhiên liệu sinh học và có chương trình sử dụng nhiên liệu sinh học lâu dài và thành công nhất, trở thành một hình mẫu cho các nước đang phát triển ở khu vực châu Mỹ Latinh, vùng Caribê và châu Phi.

Brazil cũng là nước từng phát triển mạnh dòng xe chỉ chạy ethanol thuần túy không pha thêm xăng và không cần khan nước ethanol, với khoảng hơn 4 triệu ô tô và xe tải nhẹ chạy bằng ethanol nguyên chất vào cuối những năm 1980, chiếm khoảng 33% lượng xe cơ giới của nước này, nhưng sau đó dòng xe này bị hạn chế sản xuất và tiêu thụ do một số yếu tố. Đầu tiên, giá xăng dầu giảm mạnh do tình trạng dư thừa dầu của những năm 1980. Tiếp đó, việc đồng đô la Mỹ phải điều chỉnh do lạm phát đã đưa giá

USD/thùng vào năm 1986. Ngoài ra, vào giữa năm 1989, một đợt thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu ethanol trên thị trường Brazil đã khiến hàng nghìn chiếc xe nằm xếp hàng dài ở các trạm xăng hoặc trong garage do hết xăng. Thời điểm đó, chính phủ Brazil đã có một số quy định khá chặt chẽ để kiểm soát giá xăng và ethanol nhiên liệu, đồng thời đưa ra các trợ cấp để giá ethanol không cao hơn 65% giá xăng. Khi giá đường tăng mạnh ở các thị trường quốc tế vào cuối năm 1988 và chính phủ đã không đặt hạn ngạch xuất khẩu đường, sản xuất dịch chuyển mạnh theo hướng sản xuất đường gây ra thiếu hụt nguồn cung ethanol. Không đáp ứng được nhu cầu của số xe chạy ethanol, chính phủ Brazil bắt đầu nhập khẩu ethanol từ châu Âu và châu Phi trong năm 1991. Đồng thời, chính phủ đã bắt đầu giảm trợ cấp ethanol, đánh dấu sự khởi đầu của việc bãi bỏ các quy định trước đó về ngành công nghiệp sản xuất ethanol và chấm dứt chương trình năng lượng Pro-alcool vốn dành ưu tiên cho xăng sinh học. Xăng sinh học hiện dùng phổ biến ở Brazil là E18, E20, E25 và hiện không còn dòng xe chạy ethanol nguyên chất nữa.

Mỹ trở thành nhà sản xuất nhiên liệu ethanol lớn nhất thế giới vào năm 2005. Năm 2011, Mỹ sản xuất được 13,9 tỷ gallon (52,6 tỷ lít) ethanol vào năm 2011, tăng từ 13,2 tỷ gallon (49,2 tỷ lít) năm 2010, và tăng từ 1,63 tỷ gallon vào năm 2000. Brazil và Mỹ chiếm 87,1% sản lượng ethanol toàn cầu vào năm 2011. Thị phần ethanol của Mỹ tăng từ chỉ hơn 1% trong năm 2000 lên hơn 3% vào năm 2006 và lên 10% năm 2011. Năng lực sản xuất trong nước tăng lên 15 lần sau năm 1990. Tính đến tháng 12/2011, Hiệp hội nhiên liệu tái tạo RFA đã thống kê được 209 nhà máy chưng cất ethanol đang được vận hành tại 29 bang của Mỹ, 140 đang được xây dựng hoặc mở rộng. Hầu hết các dự án ethanol mở rộng là nhằm mục đích cập nhật công nghệ để cải thiện sản xuất ethanol, nâng cao hiệu quả năng lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu.

Đến năm 2011, hầu hết các xe trên những con đường của Mỹ có thể chạy bằng xăng E10, và các nhà sản xuất đã bắt đầu sản xuất xe có thiết kế phù hợp với tỷ lệ ethanol cao hơn nhiều. Đến đầu năm 2013 có khoảng 11 triệu xe có khả năng chạy xăng E85 lưu thông ở Mỹ, tuy nhiên do nguồn cung nhiên liệu không đáp ứng được nên hầu như không có xăng E85. Vào tháng 1/2011, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã cấp phép lưu hành xăng E15 nhưng chỉ bán cho các ô tô hoặc xe tải nhẹ sản xuất từ năm 2011 trở về sau, tuy nhiên không bắt buộc các trạm xăng phải cung cấp xăng E15. Mặc dù vậy, hầu hết các trạm xăng không có đủ máy bơm để cung cấp loại xăng E15, rất ít máy bơm xăng được chứng nhận có thể dùng để bơm E15, và không có xe chuyên dụng để lưu trữ E15, do đó xăng sinh học phổ biến ở Mỹ vẫn là E10.

Một phần của tài liệu Sản xuất ethanol từ khoai mì (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w