4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1 Nhận xét, đánh giá
3.1.1 Ưu điểm
Nhìn chung phương pháp hoạch định trong cơ quan đã có sự liên kết với nhau theo một quy trình thống nhất từ cấp trên đến các bộ phận và các nhân.
Đã có sự logic với nhau trong các bước để đi đến một kế hoạch thống nhất.
Đã có sự họp bàn, phân bổ nhiệm vụ, thời gian của các đối tượng có liên quan trong kế hoạch.
Trong các kế hoạch theo thời gian, từ kế hoạch năm , đến tháng , tuần đã rõ ràng chi tiết. từng mục tiêu được xác định rõ ràng , các công việc được đề ra trong mỗi lọai kế họach thoe bản chất khác nhau. Quy trình rõ ràng
Đã phát huy được vai trò của nhà quản trị trong công tác hoạch định những vấn đề chung cho cơ quan trong việc lập kế hoạch, chương trình của tổ chức.
Có thời gian cụ thể nộp kế hoạch năm , tháng , tuần .
3.1.2 Nhược điểm
- Chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong từng hoạt động. - quy trình chưa thật sự chi tiết, còn chung chung.
- Chưa xác định rõ các nhiệm vụ cho từng bộ phận, chi tiết các nhiệm vụ phải làm.
- Quy trình thực hiện chưa chỉ rõ từng công việc mà từng bộ phận đảm nhiệm nên dễ dẫn đến tình trạng mơ hồ , cop của năm trước sang .
3.1.3 Nguyên nhân
- Lãnh đạo chưa phát huy hết tác dụng thật sự và quyền uy của mình. Chưa sát sao trong việc theo sát nhân viên từ định hướng mục tiêu cho đến lập chuong trình.
- nhân viên chưa thật sự chú tâm với công việc dẫn đến tình trạng làm cho có.
- Chưa có sự phối hợp giữa các bộ phận, nhân viên trong cơ quan, chưa thống nhất bàn bạc cụ thể
- Lãnh đạo chưa chỉ đạo sát sao nên nhân viên còn nhởn nhơ với công việc , chưa thực sự rõ trách nhiệm của bản thân, công việc của mình.
3.2 Gỉai pháp
3.2.1 Lãnh đạo
Cần chỉ đạo văn phòng và các đơn vị chủ quản, trong khi tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình kế hoạch năm trước, nhiệm kì trước phải hình thành những ý tưởng, chuẩn bị cho việc lập chương trình kế hoạch nhiệm kì sau. Đồng thời với việc đó, lãnh đạo cần chỉ đạo văn phòng, với chức năng đầu mới, lên lịch làm việc cụ thể để thực hiện đầy đủ các bước trong tiến trình lập chương trình kế hoạch.
Cần xác định rõ nhiệm vụ cho từng bộ phận; cần nghiêm túc tiến hành việc lập chương trình kế hoạch ở từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị và cần luôn phối hợp với văn phòng để vừa đảm bảo đưa đủ các nội dung của các bộ phận vào trong chương tình kế hoạch chung của cơ quan, vừa nhằm đảm bảo việc phối hợp cùng nhau thực hiện giữa các bộ phận để về sau tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch được nhịp nhàng, đồng bộ.
Lãnh đạo cần chủ trì, tổ chức, chỉ đạo và cần có kết luận từng bước, từng khâu trong tiến trình lập chương trình kế hoạch trong cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trong khâu Trưng cầu ý kiến về chương tình kế hoạch dự thảo, lãnh đạo cần chỉ đạo văn phòng xây dựng phương án I,II,III để đưa ra toàn cơ quan, đơn vị thảo luậnbafn bạc, nhằm tìm ra phương án tối ưu với các chủ trương, giải pháp có sức thuyết phục, có khải năng thực hiện được, và khi thực hiện xong, toàn cơ quan, đơn vị sẽ tạo ra sự chuyể biến mới vê chất, tạo đà phát triển vững chắc cho những năm sau.
Cần theo dõi sát sao hơn việc lập kế hoạch , giao nhiệm vụ chi tiết cho từng đơn vị .
3.2.1 Nhân viên
Cần có ý thức, rõ ràng , trách nhiệm của bản thân trong việc lập kế hoạch . lên sẵn ý tưởng và nộp cho lãnh đạo theo đúng thời hạn được giao.
Các đơn vị bộ phận vần phân công tách nhiệm cụ thể cho nhân viên trong bộ phận, lấy ý kiến đống góp chung và tổng hợp để trình lên lãnh đạo.
Luôn lấy mục tiêu của cơ quan làm nhiệm vụ để xây dựg kế hoạch như vậy mới có thể bán sát được vào nội dung các công việc kế hoạch cần phải xây dựng
TIỂU KẾT: trong quá trình khảo sát tôi đã nhìn ra được những vấn đề
đang tồn tại trong cơ quan, trên đây là nhữn gđánh giá chung của tôi đã nhìn thấy thực tiễn phương pháp hoạch định chương trình của Sở Nội Vụ tỉnh Lạng Sơn.Từ đó đưa ra được các nguyên nhân và các giải pháp khắc pyhujc từ những thực trạng nhìn thấy. có thể các những đánh giá còn chưa đúng hoặc không đủ do thời gian có hạn. Nhưng tôi mong rằng những nhận xét, đánh giá của mình có thể giúp cơ quan sẽ tiến hành tốt hơn những phương pháp hoạch định chương trình, kế hoạch trong cơ quan.
KẾT LUẬN
Hoạch định luôn luôn là một chức năng đầu tiên cần phải thực hiện trong quản trị văn phòng. Bởi muốn tổ chức đi đúng hướng theo những mục tiêu ban đầu đề ra thì tất yếu phải hoạch định, nó là căn cứ để triển khia và đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm công tác của văn phòng trong thời gian nhất định. Nó giúp tăng tính chủ động trong công tác của văn phòng nói riêng và cơ quan nói chung.
Lập kế hoạch là một trong những nội dung công việc nhà quản trị cần phải làm trong công tác hoạch định, nó là một công tác quan trịng hàng đầu trong một cơ quan, đơn vị. Bởi vì trong chương trình kế hoạch thể hiện tất cả các ý đồ chiến lược, chiến thuật của lãnh đạo nhằm đưa cơ quan, đơn vị mình phát triển theo phương hướng, mục tiêu đã được xác định.Do đó, lãnh đạo của cơ quan, đơn vị, phải có ý thức chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu việc xây dựng chương trình kế hoạch theo đúng các khâu trong tiến trình lập chương trình kế hoạch.
Qua bài tiểu luận tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong công tác hoạch định kế hoạch chương tình trong một cơ quan tổ chức . để từ đó giúp ích cho quá trình làm việc của mình sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Quyết định số 04/2016 của UBND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ tỉnh Lạng Sơn/
2. Cuốn sách Quản trị văn phòng của khoa quản trị kinh doanh- trường Đại học Kinh tê quốc dân.
3. Cuốn “ quản trị hành chính văn phòng” của trường Đại học Sài Gòn. 4. Cuốn “ quản trị văn phòng” của tác giả PGS.TS Nguyễn Hữu Tri 5. Cuốn “Quản trị học” của Nguyễn Hải Sản.