Đánh giá mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán việt anh– chi nhánh hải phòng thực hiện (Trang 59 - 62)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.2.2.5 Đánh giá mức trọng yếu

toán.Việc xác định mức độ trọng yếu đối với mỗi khách hàng giúp kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán hữu hiệu. Từ đó kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập khi kiểm toán báo cáo tài chính. Trong bước này các kiểm toán viên của VietAnh thường xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng bằng cách tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bằng các kỹ thuật xem xét tài liệu, phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc, kếtoán của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không. Việc lựa chọn tiêu thức hợp lý để xác định mức trọng yếu là rất quan trọng và phức tạp. Nó dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Dự kiến hợp lý mức trọng yếu sẽ xác định được lượng bằng chứng thu thập tương ứng phù hợp.

Mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

Trong bước này các kiểm toán viên của Việt Anh thường xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng bằng cách tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bằng các kỹ thuật xem xét tài liệu, phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc, kế toán của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không.

Việc xác định mức trọng yếu tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh được xác định một các cụ thể trong mục A710: Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch – Thực hiện). Chỉ tiêu được lựa chọn để ước lượng mức trọng yếu đối với Trung Tâm xử lý nước thải là chỉ tiêu Doanh thu bán hàng. Dựa trên kết quả tìm hiểu về Công ty khách hàng và kinh nghiệm kiểm toán của mình mà trưởng nhóm kiểm toán đưa ra các tỷ lệ để ước tính mức trọng yếu và tính toán mức trọng yếu thể hiện trên bảng như sau:

Bảng 2.1 Xác định mức trọng yếu

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Chỉ tiêu được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Doanh thu Doanh thu

Nguồn số liệu xác định mức trọng yếu (BCTC trước kiểm toán; BCTC năm trước; ước tính....

Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng, đo lường tốc độ tăng trưởng và phát triển của Công ty. Lý do lựa chọn chỉ tiêu này để xác

định mức trọng yếu

BCTC trước kiểm toán

BCTC sau kiểm toán Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn (a) 12.310.164.522 12.310.164.522

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% (b) 0.00% 0.00%

Doanh thu: 0.5% - 3% (b) 1.96% 1.96% Vốn chủ: 1% - 5% (b) 0.00% 0.00% Tổng tài sản: 1% - 2% (b) 0.00% 0.00% Chi dự án 0.5% - 3% (b) 0.00% 0.00% Mức trọng yếu tổng thể (c) (c)=(a)x(b) 241.000.000 241.000.000 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (50% - 70%) (d) 70% 70%

Mức trọng yếu thực hiện (e)=(c)x(d) 168,700,000 168,700,000

Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể

(0% - 4%)

(f) 4% 4%

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

=(e)x(f) 6,748,000 6,748,000

Giá trị trọng yếu được sử dụng chung cho tất cả các khoản mục trên BCTC. Căn cứ vào bảng trên KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán:

Chỉ tiêu lựa chọn

Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể

241.000.000 243.000.000

Mức trọng yếu thực hiện

168.700.000 170.100.000

Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua

6.748.000 6.804.000

Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước

Mặc dù doanh thu năm 2014 giảm so với năm 2013 nhưng MTY tổng thể và MTY thực hiện năm 2014 không có biến động so với năm 2013.Tỷ lệ ước tính mức trọng yếu năm 2013 là 1.83% năm 2014 là 1.96%

Khoản mục TSCĐ luôn được đánh giá là trọng yếu và có rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình. Vì vậy khi đi vào thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành kiểm tra 100% chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ của Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán việt anh– chi nhánh hải phòng thực hiện (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)