Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong những năm tới (Trang 28 - 30)

III. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chủ yếu

3.7Một số giải pháp khác

3. Các giải pháp chủ yếu

3.7Một số giải pháp khác

- Trong các giải pháp nêu trên cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù.. phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Có được những thành công ấy không thể không nhắc tới vai trò của các nguồn vốn nước ngoài, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cho thấy được những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế đất nước.

Năm 2007, năm đầu tiên nước ta chính thức là thành viên WTO. Bên cạnh những thách thức vẫn thường được nói tới, cơ hội thu hút FDI của chúng ta cũng sẽ lớn hơn. Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ, điều này sẽ kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế như phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải và viễn thông...Thêm vào đó, Việt Nam cũng bắt buộc phải cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản trái với quy định của WTO, đồng thời bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN (chế độ đãi ngộ tối huệ quốc) và NT (đối xử quốc gia). Việc phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch hóa và tính dự báo các quy định, chính sách, thể chế thương mại giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào VN.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, khi Việt Nam gia nhập WTO cạnh tranh trong thu hút FDI sẽ ngày càng quyết liệt. Các nước xung quanh như Trung Quốc đều rất năng động, và luôn đặt vấn đề cải thiện môi trường đầu tư lên hàng đầu. Vì thế, chúng ta không bao giờ được phép chủ quan hay tự mãn với kết quả mà mình đạt được và phải không ngừng cố gắng, phải luôn theo dõi những diễn biến trong thu hút FDI của các nước khác để có chính sách thu hút phù hợp. Trong thời gian tới,Việt Nam vẫn tiếp tục tăng số lượng các dự án FDI, song sẽ quan tâm nhiều hơn tới chất lượng của dự án. Các dự án FDI sẽ phải được chọn lọc thật kỹ, làm sao để có thể thu hút được những công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước khác. Đối tượng cũng phải là những công ty xuyên quốc gia, có tiềm lực về tài chính và công nghệ. Điều đáng quan tâm là tuy VN có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, song trình độ chuyên môn lại không cao. Nếu chủ quan, không đào tạo lao động tích cực hơn thì trong tương lai chất lượng đầu tư vào VN sẽ không được như mong đợi.

FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để phát triển đất nước. Vì vậy chúng ta cần tranh thủ nắm bắt thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kết hợp với những biện pháp khác. Có như vậy FDI mới phát huy hết vai trò của mình trong quá trình xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong những năm tới (Trang 28 - 30)