Một số phương pháp kỹ thuật phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gian lận báo các tài chính (Trang 37 - 39)

Các thủ thuật gian lận trong BCTC nêu trên sẽ gây ra hậu quả làm sai lệch tính chính xác khi đánh giá hiệu quả của DN, ảnh hưởng đến việc ra quyết định duyệt hồ sơ vay vốn. Để khắc phục tình trạng này, cán bộ thẩm định cần lưu ý những phương pháp như sau:

- Phương pháp thông thường nhất để phát hiện các dấu hiệu gian lận của báo cáo tài chính là phương pháp phân tích so sánh giữa các năm. Những sự gia tăng hay sụt giảm đột ngột của các khoản chi phí là điều cần tìm hiểu để loại trừ những gian lận trong báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụng là người có điều kiện tìm hiểu các thông tin về DN, do đó cần thường xuyên cập nhật thông tin phi tài chính về công ty, đội ngũ lãnh đạo và sự thay đổi các cổ đông lớn. Khi có sự thay đổi liên tục giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, cán bộ tín dụng cũng cần tìm hiểu nguyên nhân.

- Thông thường khi phân tích BCTC, người phân tích thường chỉ chú ý vào BCĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh. Dòng tiền là một yếu tố quan trọng cho việc phân tích BCTC doanh nghiệp, phát hiện sự thay đổi bất thường từ các dòng tiền phát sinh trong năm. Ngoài

ra, thuyết minh BCTC cũng chứa đựng rất nhiều thông tin mà cán bộ tín dụng cần tìm hiểu để phát hiện được các dấu hiệu nghi vấn đã trình bày ở trên.

- Việc phân tích các chỉ số tài chính thông thường như hệ số hoạt động, hệ số cơ cấu vốn, hệ số kết quả kinh doanh qua các năm cũng mang lại nhiều thông tin và khả năng phát hiện các gian lận tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích các chỉ số trên qua các năm, sự bất thường của các hệ số sẽ dễ dàng được tìm thấy, và những bất hợp lý về biến động của các hệ số này đều cần phải tìm hiểu.

- Để rà soát các khoản chi phí chưa được ghi nhận, ta so sánh các loại chi phí thay đổi qua các năm, cũng như đặt nghi vấn khi các chi phí đáng lẽ phải tăng trong năm do tình hình kinh doanh không tốt như chi phí trích lập dự phòng các khoản nợ tiềm ẩn lại không được ghi nhận tăng trong năm.

- Thông tin về các giao dịch giữa các bên liên quan cũng cần được nghiên cứu liên kết với các hoạt động tăng doanh thu, chi phí bất thường do giao dịch với các bên liên quan này. Các khoản lãi lỗ việc hợp nhất kết quả kinh doanh của các công ty con, các khoản đầu tư dài hạn được giấu đi cũng nên được cán bộ tín dụng kiểm tra bằng cách xem xét kết quả kinh doanh của các công ty này khi thực hiện phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Cán bộ tín dụng cũng cần cảnh giác trước sự thay đổi chính sách khấu hao, các giao dịch với các bên liên quan và những khoản chi phí hay thu nhập bất thường.

- Để nhận ra hiện tượng bất thường về chi phí khi các DN đang cố gắng sử dụng các thủ thuật để làm giảm chi phí trong kỳ, cán bộ tín dụng có thể xem xét các tỉ lệ về giá vốn/doanh thu, chi phí/doanh thu khi các chỉ số này có biến động lớn so với cùng kỳ hoặc so với bình quân ngành khi DN không có biến động lớn về quản lý. Vì tỷ lệ giá vốn/ doanh thu thường không thay đổi nhiều trừ khi có sự thay đổi về công nghệ/ phương thức quản lý của DN, nếu ta nhận thấy sự tăng hoặc giảm bất thường của tỷ số này qua các năm, có thể đây là dấu hiệu của việc sử dụng thủ thuật tác động vào BCTC.

- Với tình hình thị trường hiện nay, lưu ý khi xem xét các khoản đầu tư hoặc nợ phải thu của DN, khi các DN thường có xu hướng không trích lập dự phòng cho các khoản này nhằm hạn chế chi phí trong kỳ. Với các khoản đầu tư, cần xác nhận xem xét giá các chứng khoán đầu tư của công ty, đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư chứng khoán theo giá thị trường để phát hiện các khoản lỗ dự phòng mà doanh nghiệp chưa trích lập.

- Đối với doanh thu của DN, cần xem xét đến giá trị các khoản giảm trừ của DN. Nếu các khoản giảm trừ của DN có xu hướng cao trong các năm trước, có khả năng DN thường thực

hiện các thủ thuật làm tăng doanh thu cuối năm và thực hiện hoàn lại sản phẩm trong năm sau.

- Một cách hiệu quả để phát hiện bất thường của doanh thu trong kỳ là xem xét báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng tháng hoặc hàng quý của DN. Nếu doanh thu tăng cao bất ngờ vào các tháng cuối năm so với các tháng còn lại, nghi vấn về việc áp dụng các thủ thuật tác động đến doanh thu của các DN nên được đặt ra. Ngoài ra, việc phân tích cơ cấu doanh thu trong kỳ của DN cũng mang lại cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh của DN. Khi thực hiện các thủ thuật ngoài hoạt động kinh doanh chính nhằm làm tăng lợi nhuận trong kỳ, các khoản doanh thu bất thường sẽ tăng cao và tỷ trọng của doanh thu khác trong tổng doanh thu của DN.

- Một cách đơn giản nữa để nhận biết sự bất thường trong doanh thu của DN là sự biến đổi bất thường của tỷ số nợ phải thu/ doanh thu trong kỳ, hoặc sự tăng giảm bất thường của nợ phải thu. Nếu tỷ số trên tăng cao vào những tháng cuối năm, hoặc tăng so với các năm trước, cán bộ tín dụng nên đặt ra nghi vấn về việc.

- Việc phân tích BCTC cần làm chi tiết cho từng phần riêng biệt của các báo cáo, đối chiếu với các thuyết minh báo cáo nhằm tìm ra những dấu hiệu bất thường của báo cáo tài chính. - Yêu cầu DN công bố đầy đủ các BCTC đã được kiểm toán đính kèm với báo cáo kiểm toán, kể cả trường hợp công bố BCTC tóm tắt (đối với DN thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán hàng năm theo quy định), chú ý những vùng loại trừ của kiểm toán.

- Đề nghị DN bổ sung BCTC có xác nhận đã nộp của Cơ quan Thuế để tham khảo, đối chiếu.

- Ngoài các chỉ tiêu tài chính, cần phân tích cả những chỉ tiêu phi tài chính khác cũng như đánh giá DN trong sự tương quan ngành, so sánh với tình hình chung của thị trường. Việc so sánh này sẽ chỉ ra được các bất thường trong báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã cố ý che dấu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gian lận báo các tài chính (Trang 37 - 39)