Đưa luật Thuế TNCN vào cuộc sống

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân (Trang 27 - 29)

Có một thực tế rất đáng bàn là việc ban hành các văn bản pháp luật thường mất rất nhiều thời gian để đi vào thực tiễn, việc áp dụng luật ở nhiều nơi còn thiếu đồng bộ, gây ra nhiều khúc mắc trong quần chúng. Hiện trạng đó đòi hỏi nhiều biện pháp đưa luật thuế mới đi vào thực tiễn.

1. Quản lý chặt chẽ thu nhập (5)

Từ ngày 1/1/2009, Luật Thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực. Để chuẩn bị cho việc triển khai luật này đạt kết quả tốt, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành thực hiện ngay việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Làm tốt khâu chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và tiền lương để kiểm soát việc chi trả tiền lương, tiền công thực tế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh cho người lao động.

Để tiến tới không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế theo lộ trình đã được phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai Đề án quản lý thanh toán, phát triển mạnh các hình thức thanh toán qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng Theo yêu cầu, chậm nhất đến ngày 31/12/2008 phải hoàn thành việc đăng ký thuế cho tất cả các cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế và tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập.

Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt nam đề ra các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động về đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán nhằm quản lý chặt chẽ thu nhập từ các hoạt động này.

Đẩy mạnh hơn nữa các đề án quản lý thanh toán, phát triển mạnh các hình thức thanh toán qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiến tới không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế.

Đảm bảo chính xác trong công tác quản lý lý hoạt động đăng ký, chuyển nhượng bất động sản, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, đồng thời phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt chẽ giá cả

(5) Nguồn: http://dantri.com.vn/vieclam/Thue-thu-nhap-ca-nhan-Tien- luong-tien-cong-se-bi-giam-sat-chat-che/2008/7/241884.vip

và thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật phát cần hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế hoặc không chấp hành pháp luật…

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các biện pháp quản lý các hoạt động về đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán nhằm quản lý chặt chẽ thu nhập từ hoạt động này.

Quản lý chặt chẽ hoạt động đăng ký chuyển nhượng bất động sản, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, đồng thời phối hợp với cơ quan Thuế quản lý chặt chẽ giá cả và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn.

Ngoài ra, cũng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm các cá nhân thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh theo quy định.

2. Ghi nhận những góp ý từ cán bộ và quần chúng.

Dự thảo luật thuế TNCN chỉ còn một thời gian ngắn nữa sẽ đi vào hiệu lực, đến nay đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp:

 Đối với Ban soạn thảo Thông tư, cần đi sâu vào việc hướng dẫn người thi hành Luật thuế TNCN, không nên nhắc lại những điều mà trong Luật đã có, gây khó hiểu. Đối với Nghị định, nên rút gọn lại để tập trung vào vấn đề thật cần thiết như hướng dẫn các điều khoản miễn thuế, đưa ra công thức tính thuế đối với những người có thu nhập dưới mức 5 triệu đồng/tháng, nâng cao hiệu lực của luật.

 Về vấn đề giảm trừ thuế được nêu trong Nghị định, một số ý kiến cho rằng nên giảm trừ theo đặc thù nghề nghiệp đặc biệt, khuyến khích người dân tham gia thực hiện nghĩa vụ để luật thuế mới đi vào sâu rộng hơn.

 Về thời gian, địa điểm hoàn thuế nên quy định cụ thể trong Thông tư, giúp người dân dễ thực hiện. Tại điều 3 của Nghị định quy định các loại thu nhập phải chịu thuế, những người thu nhập từ chuyển giao công nghệ phải đóng thuế nên được chia ra thành quy định riêng cho nhiều năm.

 Còn nhiều vấn đề như: quy định mức thuế người cư trú và không cư trú; các khoản thu nhập được miễn thuế; các khoản giảm trừ... nêu trong Thông tư và Nghị định cũng cần được góp ý, bổ sung hoàn thiện hơn.

 Cần xây dựng những khung xử phạt vi phạm nghiêm khắc hơn. Với chế độ xử phạt lỏng lẻo như hiện nay thì việc lậu thuế, trốn thuế vẫn sẵn sàng diễn ra mà các hình phạt thì chưa thật sự phát huy tính răn đe.

 Vấn đề thuế đối với khoản thu nhập về tiền gửi tiết kiệm vẫn còn nhiều băn khoăn: Có hay không, bởi rất dễ ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho đầu tư, sản xuất. Thêm vào đó, gửi tiết kiệm là phương án đầu tư cho lãi rất thấp so với đầu tư vào kinh doanh, chứng khoán hay bất động sản.

 Về mức khởi điểm chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh. Theo đó, phương án được đưa ra là mức bốn triệu hoặc năm triệu thì vẫn là cao so với thu nhập của Việt Nam. Do vậy, cũng có ý kiến đề nghị sau khi giảm trừ gia cảnh rồi thì thu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên; có kiến nghị mức khởi điểm chịu thuế là một hoặc hai triệu...

 Nhiều người không khỏi e ngại, việc giảm trừ gia cảnh sẽ dễ làm phát sinh ra hàng loạt các thủ tục liên quan đến rất nhiều cơ quan quản lý, gây khó dễ cho cả người đóng thuế và cơ quan quản lý. Để giảm thiểu được những thủ tục phức tạp, rắc rối đó, phương án là cấp mã số thuế, cho cả người nộp thuế và người ăn theo. Nhưng để thực hiện tốt công tác ấy, cần áp dụng công nghệ thông tin – một lĩnh vực còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ ở nước ta.

3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật thuế TNCN

Việc tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, các nội dung cơ bản của Luật, các văn bản hướng dẫn và thủ tục hành chính về thuế TNCN đến tất cả các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân là trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương. Đây là một vấn đề cần thiết để mang luật thuế mới đi vào quần chúng, tránh hiểu nhầm, hiểu sai các quy định của luật.

Mặt khác, việc tuyên truyền cũng nhằm vào một mục đích lớn hơn là tuyên truyền về mặt ý thức, đảm bảo mỗi người đều có nhận thức chính xác về thuế và trách nhiệm nộp thuế để xây dựng đất nước. Tránh tình trạng hiểu sai dẫn đến tâm lý tiêu cực và hành vi trốn thuế, lậu thuế gây thất thoát cho ngân sách nhà nước và thiếu tính đồng bộ, công bằng trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)