2.4.1 Giới thiệu chung
Khái niệm Microstrip Antenna được Deschems đưa ra vào năm 1953 nhưng đến năm 1972 loại anten này mới được chế tạo bởi thời điểm này mới xuất hiện chất nền có đặc tính tốt.
Về cấu tạo, mỗi phần tử anten mạch vi dải gồm có các phần tử chính là phiến kim loại, lớp đế điện môi có hằng số điện môi thích hợp, màn chắn kim loại và bộ phận tiếp điện. Phiến kim loại được gắn trên lớp điện môi tạo nên một kết cấu tương tự như một mảng của mạch in nên anten vi dải thường được gọi là anten mạch in.
Hình 2.19 Cấu trúc của một anten vi dải đơn giản
Hằng số điện môi của lớp đế điện môi là một thông số đóng vai trò quan trọng quyết định đến các hoạt động của anten. Nó ảnh hưởng đến trở kháng đặc tính, tần số cộng hưởng, băng thông và hiệu suất hoạt động của anten.
Ưu điểm của anten vi dải
-Có khối lượng và kích thước nhỏ, bề dày mỏng, cấu trúc ổn định. -Chi phí sản xuất thấp, dễ dàng sản xuất hàng loạt.
- Phù hợp cho nhiều ứng dụng, dễ dàng gắn lên các đối tượng khác nhau. - Có khả năng phân cực tuyến tính, tròn với các kỹ thuật tiếp điện đơn giản. -Các đường cấp nguồn và các mạch phối hợp trở kháng có thể làm đồng thời với việc chế tạo anten.
Nhược điểm của anten vi dải
- Băng thông hẹp, một số loại anten có độ lợi thấp.
-Khả năng tích trữ công suất bé.
-Có bức xạ dư từ đường truyền và mối nối.