Phát triển khả năng thực hành lịch sử của học sinh

Một phần của tài liệu SKKN Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THPT (Trang 26 - 30)

Từ trước tới nay, nhiều người vẫn quan niệm, học lịch sử không có thực hành, vì học để tìm hiểu cái đã qua, đã mất, cái không còn tồn tại. Người học tập lịch sử đáng lẽ là chủ thể của lịch sử thì lại trở thành khách thể của lịch sử. Có lẽ vì thế mà trong suốt nhiều năm việc ra đề thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia vẫn mang nặng yếu tố nhận thức, cao hơn một chút là đòi hỏi kĩ năng làm bài của học sinh. Cho nên, thiết nghĩ hơn ai hết giáo viên phải phát triển năng lực thực hành, hoạt động thực tiễn cho học sinh thông qua quá trình dạy học. Sao cho từ việc nhận thức được quá khứ, các em sẽ đoán định được tương lai.

Phát triển khả năng thực hành, hoạt động thực tiễn của học sinh, không đơn giản chỉ dừng lại ở chổ giúp học sinh cụ thể hóa các sự kiện lịch sử, làm và sử dụng các loại đồ dùng trực quan, khả năng vẽ bảng biểu, bản đồ, lược đồ, mà phải giúp học sinh liên hệ, so sánh, đối chiếu, phân tích các sự kiện lịch sử đã qua với những sự kiện đang diễn ra hàng ngày để thấy được chiều hướng phát triển của lịch sử. Từ đó, giúp các em thấy được những bài học lịch sử, quy luật phát triển của xã hội loài người, giáo viên phải đặt học sinh vào trong một tình huống lịch sử cố định để xem các em giải quyết

thế nào. Ví dụ, khi dạy bài 17 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12,

“Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19 -12- 1946”, giáo viên có thể đặt học sinh vào một tình huống như sau: “Nếu em là một thành viên trong Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” của đất nước em sẽ làm gì? Cụ thể hơn có thể hỏi “đứng trước nạn đói năm 1945 em sẽ làm gì ?”, hoặc khi dạy học sinh tìm hiểu Chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947, giáo viên cung cấp cho học sinh âm mưu, thủ đoạn, hành động của thực dân Pháp khi tiến hành tấn công Việt Bắc và hỏi “Em sẽ làm gì để phá tan cuộc hành tấn công mùa đông của giặc Pháp, nếu như được Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ Tổng chỉ huy quân đội ?”. Các em trả lời đúng nếu như đã tìm hiểu trước và trong chừng mực nhất định câu trả lời có thể rất “ngô nghê”, nhưng làm vậy nhiều lần các em như được sống trong thời kì lịch sử đó. Như thế, chúng ta sẽ tránh được lối học nhồi nhét, áp đặt những cái đã có sẵn trong lịch sử, mà tăng cường khả năng thực hành, hoạt động thực tiễn, tính chủ động sáng tạo của học sinh.

KẾT LUẬN

Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành và xã hội. Đối với giáo viên, người đang trực tiếp giảng dạy phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Dạy học là một khoa học, nhưng đồng thời đó là một nghệ thuật. Người giáo viên giống như một người nghệ sỹ trên sân khấu, mỗi bài dạy như một nhân vật được hóa thân.

Học sinh yêu thích môn Lịch sử, chưa đủ để biết và hiểu lịch sử. Dạy học tốt môn Lịch sử đòi hỏi thầy- trò phải được trang bị một hệ thống phương pháp dạy

- học nhất định. Những biện pháp, phương pháp đó phải được bồi dưỡng thường xuyên, không ngừng học tập, rèn luyện.

Sáng kiến kinh nghiệm, tác giả không có tham vọng đưa ra cả một hệ thống phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tài năng, mà chỉ chỉ ra một vài biện pháp cụ thể sao cho dạy- học đem lại hiệu quả cao nhất.

Việc ứng dụng các biện pháp, phương pháp này cần phải hết sức linh hoạt, chủ động, phải căn cứ vào trình độ của học sinh, đặc điểm trường, vùng, miền để sao cho việc áp dụng cho hiệu quả tốt nhất. Trên cơ sở đó, sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi

cho các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, bậc Cao đẳng và Đại học.

Muốn học sinh yêu thích môn lịch sử, và để các em trở thành những người giỏi về lịch sử, trước hết giáo viên phải được trang bị một vốn kiến thức nhất định, khả năng sư phạm tốt, và cần phải có nhiệt huyết với nghề. Giáo viên phải là người dẫn dắt học sinh, giúp học sinh khám phá ra những kiến thức, phải để học sinh tích cực, chủ động trong quá trình học tập bộ môn.

Một phần của tài liệu SKKN Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THPT (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w