Một số giải pháp giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng thích ứng với toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu báo cáo toàn cầu hóa kinh tế (Trang 25 - 28)

năng thích ứng với toàn cầu hóa

Sau đây là một số giải pháp để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng thích ứng khi tham gia hội nhập kinh tế, tận dụng cơ hội cũng

như khắc phục thách thức trước tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

-Tận dụng cơ hội về vốn từ các nguồn có sự hỗ trợ của Nhà nước; tăng vốn và quy mô nhờ liên doanh, liên kết để tăng khả năng cạnh tranh; tích cực tham gia vào các Hiệp hội doanh nghiệp Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được Nhà nội lực trong nước, phát triển kinh tế đất nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, doanh nghiệp cần tận dụng tốt các cơ hội được Nhà nước tạo ra. Nếu trước đó, doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng đói vốn, hạn chế về tài sản thế chấp và cầm cố nên chỉ vay được từ thân nhân và các tổ chức phi tài chính với lãi suất cao thì giờ đây doanh nghiệp có thể tiếp cận các khoản tín dụng của ngân hàng, các Qũy... như Qũy hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, được thành lập trong năm 2004. Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tích cực tăng vốn bằng việc huy động tài chính từ các nguồn có .Doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều mới làm tốt “sứ mệnh” của mình. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội do quá trình toàn cầu hoá kinh tế tạo ra. Nhưng cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động và hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới bằng việc xây dựng một môi

trường kinh doanh có nhiều yếu tố thuận lợi. Có như vậy, Việt Nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói riêng mới có thể tránh được khả năng tụt hậu, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. - Doanh nghiệp cần tìm hiểu các vấn đề về phát triển và hội nhập, thường xuyên trau dồi kiến thức, nắm bắt thông tin (tự học, sử dụng chuyên gia, tư vấn ngoài Doanh nghiệp);

- Đổi mới tư duy kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới;

- Xây dựng chiến lược Kinh doanh của Doanh nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh và theo hướng nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị;

- Áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị trí trong chuỗi giá trị;

- Tăng cường hợp tác với các Doanh nghiệp khác, tham gia các liên kết, mạng lưới và hiệp hội;

- Đổi mới tư duy kinh doanh:

+ Doanh nghiệp cần từ bỏ tư duy ỷ lại vào bảo hộ và bao cấp, ưu đãi của nhà nước, dựa dẫm vào quan hệ thân quen;

+ Từ bỏ những thói quen không phù hợp (chạy chọt, tù mù, làm hàng nhái, hàng giả…);

+ Phải chấp nhận cạnh tranh và qui luật đào thải của thị trường; + Thay tư duy ngắn hạn bằng chiến lược, tầm nhìn xa;

+ Thay tư duy “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng”;

+ Thay tư duy làm khép kín bằng liên kết, hợp tác, chuyên môn hóa; tham gia clusters, out-sourcing, off-shoring;

+ Coi trọng nghiên cứu thị trường, khách hàng, tiêu thụ sản phẩm; căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh.

- Đổi mới chiến lược cạnh tranh:

+ Biết mình biết người, tạo thế các bên cùng thắng (win-win);

+ Tìm đường phát triển và xây dựng lợi thế (hơn là chỉ tìm cách xóa bỏ bất lợi thế), chú trọng lợi thế động (hơn là lợi thế tĩnh) và tạo thêm giá trị gia tăng;

+ Không ngừng tự cải thiện, sáng tạo, làm tốt hơn và làm khác hơn những việc Doanh nghiệp đang làm;

+ Gắn với sự tiến hóa của toàn ngành và vị trí của Doanh nghiệp trong ngành;

+ Thích ứng với sự thay đổi (thay đổi lợi thế cạnh tranh). - Nâng cao giá trị gia tăng:

+ Nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - kinh doanh là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh

nghiệp Việt Nam, tạo khả năng cho Doanh nghiệp trụ vững và phát triển, trong đó Giá trị gia tăng = giá trị Doanh nghiệp tạo thêm trong quá trình sản xuất - kinh doanh từ đó đòi hỏi nỗ lực của cả Doanh nghiệp và Nhà nước;

+ Doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung vào khâu sản xuất, gia công, lắp ráp, ít chú ý dịch vụ vì thế bị yếu thế dẫn tới giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp, do đó cần chuyển hướng mạnh sang cải

thiện khâu R&D, marketing vàphân phối, phát triển dịch vụ để tạo thêm giá trị gia tăng.

- Chọn lựa chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp:

+ Có 3 hướng chiến lược cạnh tranh cơ bản: Cạnh tranh bằng giá (cost leadership), cạnh tranh bằng sự khác biệt (differentiation) và tập trung vào trọng tâm (focus);

+ Có 3 động lực cạnh tranh theo Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC: Phản ứng nhanh, tham gia dây chuyền cung cấp toàn cầu hóa và dịch vụ trọn gói.

Một phần của tài liệu báo cáo toàn cầu hóa kinh tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w