Khoáng sản kim loạ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ppt (Trang 31 - 33)

- Kim loại đen: sắt, mangan, crôm, titan…

+ Sắt lớn nhất về trữ lượng (2 – 3 tỉ tấn) hàm lượng sắt trong quặng cao 45 – 60% (vượt xa nhiều nước trên thế giới). Các mỏ sắt thường gần mỏ than, các nguồn năng lượng, gần trục đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển và khai thác.

Sắt có nhiều ở Thái Nguyên (Trại Cau), Yên Bái (Quý Sa), Hà Tĩnh (Thạch Khê), Hà Giang, Thanh Hóa, Đà Nẵng…

+ Mangan, crôm: là những quặng chiếm tỉ lệ thấp hơn trong hợp kim, nhưng nó có tác dụng nâng giá trị sản phẩm, làm tăng khả năng chịu nhiệt, không bị biến dạng, chịu được

áp suất cao… Vì vậy việc xuất khẩu mangan và crôm có nhu cầu rất lớn trên thế giới. Mangan có nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Nghệ An

+ Titan có nhiều ở ven biển miền Trung. - Kim loại như thiếc, bôxít, đồng, kim loại.

+ Thiếc: Trữ lượng đứng thứ hai ĐNA (sau Malaixia), có ở Cao Bằng (Tĩnh Túc), Nghệ An (Quỳ Hợp), Lạng Sơn, Tây Nguyên

+ Bôxit: dùng để chế tạo nhôm và nhiều ứng dụng khác trong thực tế sản xuất và đời sống, có nhiều ở Tây Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng…

+ Đồng, Niken có nhiều ở Sơn La, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang… + Chì, kẽm, bạc: Bắc Cạn (chợ điền), Hà Giang, Tuyên Quang…

+ Kim loại quý (vàng) trữ lượng không đáng kể có ở Quảng Nam (Bồng Miêu), Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bắc Cạn…

+ Đất hiếm: Lai Châu

c. Khoáng sản phi kim loại: như apatit ở Lào Cai, muối mỏ

d. Khoáng sản vật liệu xây dựng: như đá vôi, cát (có ở hầu hết các tỉnh và có khả năng khai thác lâu dài chủ yếu ở phía Bắc), đất sét, đá hoa (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên…), cao lanh (Lạng Sơn, Tây Nguyên, Quảng Nam, Đà Nẵng…), cát thủy tinh có nhiều ở các tỉnh phía Bắc (mỏ cát Vân Hải – Quảng Ninh, Thủy Triều – Khánh Hòa) e. Các loại khoáng sản khác: như các loại đá quý phân bố ở Yên Bái, Nghệ An, Thanh

Hóa, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, nước ta nằm trong khu vực có nhiều đá quý của ĐNA và thế giới.

Câu 2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và sử dụng khoáng sản của nước ta.

a. Thuận lợi:

- Khoáng sản đa dạng về loại hình, nhiều quy mô, tính chất khác nhau là cơ sở nguyên liệu để cung cấp cho nhiều ngành khai khoáng và chế biến phát triển như ngành khai thác than, dầu mỏ, khí đốt, luyện kim đen, luyện kim màu,…

- Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn: than đá 6 tỉ tấn (Quảng Ninh 3 tỉ tấn), dầu mỏ Biển Đông 10 tỉ tấn, than nâu (ĐBSH 980 triệu tấn, đặc biệt là vật liệu xây dựng: đá vôi, cát rất phong phú, có thể khai thác lâu dài, hiệu quả cao.

- Nước ta có nhiều khoáng sản có giá trị cao: than đá là loại than ăngtraxit có hàm lượng nhiệt độ cao trên 7000 cal/kg, có hàm lượng lưu huỳnh ít hơn 0,5%, thích hợp cho luyện thép, sắt trong quặng từ 50 – 60%, dầu thô thiếc thỏi… hàm lượng P2O5 trong quặng apatit cao từ 25 – 40%.

- Nhiều mỏ ở cạnh nhau, gần đường giao thông, gần các nguồn năng lượng… thuận lợi cho việc khai thác và thu hút đầu tư nước ngoài ví dụ: sắt ở Trại Cau gần than ở Làng Cẩm – Phấn Mễ thuộc tỉnh Thái Nguyên, nhiều mỏ gần thủy điện … thuận lợi cho luyện kim, mỏ đồng – niken (Sơn La) gần thủy điện Hòa Bình, thiếc ở Tĩnh Túc – Cao Bằng gần thủy điện

Tà Sa… thuận lợi cho luyện kim màu, các mỏ đều tập trung ở phía Bắc thuận lợi cho hình thành các khu liên hiệp CN

- Phần lớn các mỏ khoáng sản đều lộ thiên như than đá Quảng Ninh, apatít Lào Cai, cát thủy tinh ở ven biển… dễ khai thác, giá thành hạ, chi phí thấp, hiệu quả cao.

- Các khoáng sản hóa chất rất phong phú có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho cải tạo đồng ruộng trong nông nghiệp, góp phần rửa mặn, rửa phèn, thâm canh tăng vụ, ngăn ngừa sâu bệnh.

b. Khó khăn:

- Trừ một số mỏ khoáng sản: than, dầu khí, thiếc, bôxit, vật liệu xây dựng… có trữ lượng lớn, còn lại các mỏ có trữ lượng nhỏ không khai thác lâu dài, không thể hình thành khu sản xuất với quy mô lớn

- Khoáng sản phân bố không đều (tập trung ở miền Bắc) nên để cung cấp cho CN ở miền Nam phải chi phí cao cho GTVT, bên cạnh đó thềm lục địa, đáy đại dương tiềm năng còn nhiều chưa được khai thác do trình độ công nghệ của nước ta còn có hạn (khai thác dầu mỏ phải nhờ nước ngoài)

- Hàm lượng các chất trong khoáng sản khá phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc, thiếc lẫn niken… nên chỉ có công nghệ hiện đại thì mới tinh lọc thành sản phẩm nguyên chất có giá trị.

- Nhiều loại khoáng sản vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác: than nâu – ĐBSH, bôxit dưới rừng gỗ quý Lâm Đồng, sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh nằm sát ven biển.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với cấu trúc hệ sinh thái mỏng manh nên khai thác các mỏ khoáng sản dễ làm đảo lộn hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên khác.

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển CN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Bên cạnh nhiều thuận lợi là cơ bản, chúng ta cần khắc phục những khó khăn, kết hợp giữa khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên khoáng sản, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ppt (Trang 31 - 33)