Giải pháp về kinh phí

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tổ chức, hoạt động của trung tâm thư viện thông tin trường cao đẳng sơn la theo hướng thư viện điện tử (Trang 29 - 34)

6. Phạm vi nghiên cứu

3.4 Giải pháp về kinh phí

* Đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động thƣ viện

Mặc dầu văn hóa đang ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển, trở thành mục tiêu và động lực phát triển, song kinh tế nhất là kinh tế trong văn hóa vẫn là vấn đề cần chú ý. Để triển khai ứng dụng tin học trong thư viện vẫn cần rất nhiều kinh phí. Do đó, phải đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động thư viện.

Trong hoạt động thư viện, kinh phí là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng cũng như số lượng kho sách. Hàng năm, thư viện được Nhà trường cấp kinh phí hoạt động, nguồn này luôn tăng nhưng không bao giờ đủ để chi cho hoạt động nghiệp vụ của thư viện.

-Ngoài nguồn kinh phí của Nhà trường cấp hàng năm.

- Thư viện cần tạo ra các nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của thư viện như:

+ Nguồn kinh phí có được thông qua hoạt động cung cấp các sản ph m và dịch vụ thông tin của mình cho bạn đọc. Mở rộng các hình thức dịch vụ phát hành và các loại hình dịch vụ khác trong thư viện

+ Nguồn hiện vật, tài liệu, sách ảnh, băng đ a được tặng biếu bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân,… bổ sung vì mục tiêu chung(không mất tiền).

Ngoài ra, Thư viện phải tăng cường công tác xã hội hóa thư viện cùng với các cơ quan tổ chức cùng góp công sức xây dựng vốn tài liệu cho thư viện hoặc xây dựng các tủ sách liên kết với các thư viện để giảm kinh phí cho công tác bổ sung tài liệu.

30

KẾT LUẬN

Trường Cao đẳng Sơn la cần được đầu tư phát triển để thực sự trở thành Trường Cao đẳng cộng đồng trọng điểm, là trung tâm văn hóa giáo dục với hệ thống thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý cán bộ, giáo viên và sinh viên trong nhà trường. Đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh Sơn la. Hệ thống thông tin hiện đại sẽ góp phần giúp nhà trường nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, nghiên cứu thông qua việc tin học hoá các hoạt động này để phấn đấu ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Đổi mới công tác tổ chức, hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện theo hướng Thư viện điện tử sẽ đem lại các kết quả cơ bản sau đây :

Tạo bước chuyển biến mới trong công tác trao đổi thông tin nội bộ giữa các đơn vị trong trường. Hệ thống hạ tầng sẽ liên kết các hệ thống mạng thông tin của các phòng, ban, khoa, và các đơn vị trực thuộc nhà trường thành một hệ thống thông tin thống nhất toàn trường đảm bảo chia sẻ nguồn lực thông tin hiện có giữa các đơn vị cũng như xử lý và phân phát nguồn thông tin tới các đơn vị trong luồng thông tin tác nghiệp. Giảm bớt thời gian công sức trong việc lưu trữ, trao đổi thông tin, dữ liệu truyền thống giữa các đơn vị.

Xây dựng được một cơ sở hạ tầng đủ mạnh làm tiền đề cho việc triển khai các phân hệ hệ thống thông tin hỗ trợ công tác đào tạo, nghiên cứu và quản lý trong các giai đoạn tiếp theo.

Nâng cao tính thực tiễn của công tác giảng dạy, gắn liền lý thuyết với thực hành thông qua việc triển khai các ứng dụng phục vụ công tác đào tạo.

Hệ thống tài nguyên phần cứng ( Đầu đọc mã vạch, Cánh tay t ...) được cung cấp đã sẵn sàng cho việc triển khai các ứng dụng tác nghiệp không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn tính đến khả năng phát triển mở rộng trong tương lai.

Lợi ích dự kiến đối với các đối tƣợng thụ hƣởng cụ thể

Thư viện được hiện đại hoá sẽ giúp cho bạn đọc được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin. Tạo ra một môi trường nghiên cứu và học tập tốt cho

31

giáo viên, sinh viên và cán bộ trong nhà trường. Thông qua đó tạo ra nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Các đối tượng đựơc hưởng lợi t đề tài

Sinh viên : đây là đối tượng độc giả chính của Thư viện. Với vai trò là giảng đường thứ hai, Thư viện sẽ cung cấp cho bạn đọc các dịch vụ và sản ph m thông tin mới đặc biệt là khả năng khai thác trên mạng các nguồn tài liệu phong phú và đa dạng, bên cạnh đó với trang thiết bị hiện đại sẽ tạo ra môi trường học tập nghiên cứu hiện đại, khoa học và văn minh. Xây dựng nên thói quen tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Góp phần đắc lực nh m nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Cán bộ giáo viên : Có thể xây dựng các bài giảng theo hướng mở, đổi mới phương pháp giảng dạy : ra đề tài cho sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Đưa thông tin về bài giảng lên mạng để sinh viên tự nghiên cứu. Thu thập tài liệu trên mạng nh m làm phong phú hơn bài giảng của mình. Cũng là nơi có thể thu thập tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Các nhà nghiên cứu : Thư viện được hiện đại hóa sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu thời gian tìm kiếm tài liệu, nâng cao hiệu quả nghiên cứu.

Các nhà lãnh đạo quản lý : Có được những thông tin trực tiếp và nhanh chóng trên mạng, đáp ứng cho công tác quản lý.

Các đối tượng khác : có tác động tích cực đến các độc giả là cán bộ, giáo viên và sinh viên trong hệ thống ở các trường Đại học và cao đẳng ở Việt Nam.

Trên đây là một số suy ngh của chúng tôi. Là những người mới ra trường vốn kinh nghiệm chưa nhiều, với sự nhiệt tình của bản thân chắc chắn là còn những nội dung trình bày chưa được thấu đáo. Dẫu sao đây cũng là tấm lòng thẻ hiện với sư nghiệp rất mong được sự đóng góp trân tình của các đồng chí. Mong sao đề tài được chấp nhận và đưa vào sử dụng. Chúng tôi xin trân thành cảm ơn

32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác hàng năm của Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2. Báo cáo tổng kết của Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3. Đoàn Phan Tân (2001). Thông tin học: Giáo trình dùng cho sinh viên

ngành thông tin thư viện và quản trị thông tin / Đoàn Phan Tân.-H.: Đại học Quốc Gia Hà Nội.-237tr.;21cm.

4. Đoàn Phan Tân (2001). Tin học trong hoạt động thông tin – thƣ viện, Nxb

Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội,297tr

5. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thƣ viện,Nxb Văn hóa Thông tin, Hà

Nội.

6. Nguyễn Hữu Hùng(2008), Phát triển hoạt động thông tin trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Tạp chí thông tin và tư liệu (số 4), Tr.2 – 7

7. Trần Thị Phương Lan(2002), “ Tin học hóa Thƣ viện”, Tạp chí Thông tin và Thư viện, (số 11) Tr.35 – 37.

8. Pháp lệnh thư viện Việt Nam (2000).- Hà Nội Chính trị Quốc gia, Hà Nội,139tr.

9. Nguyễn Văn Sơn (1998),Một số quan điểm về chính sách phát triển nguồn

tài liệu, Tạp chí thông tin tư liệu,số 3.;tr 1- 4

10. Vũ Dương Thúy Ngà (2005),Phân loại tài liệu, Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 238tr.

11. Nguyễn Tiến Hiển (2002),Quản lý thƣ viện và trung tâm thông tin, Đại học Văn hóa, Hà Nội, 237 tr.

33

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Phƣơng thức tổ chức, hoạt động của thƣ viện trƣờng CĐSL

1. nh (chị) hãy cho biết về bộ máy nhân sự hiện nay của thư viện?

2. Các hoạt động của trung tâm thông tin thư viện đang diễn ra như thế nào?

a. Hoạt động bổ sung, trao đổi thông tin? b. Hoạt động xử lý kỹ thuật?

c. Hoạt động nghiệp vụ?

d. Hoạt động tổ chức thông tin?

e. Hoạt động phục vụ người dùng tin?

3. nh (chị) thấy khó khăn gì khi thực hiện các hoạt động của đơn vị? 4. Hiện nay thư viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động thông tin tại đơn vị chưa?

5. Để giải quyết các khó khăn khi thực hiện các hoạt động của đơn vị, theo anh (chị) cần có những giải pháp như thế nào?

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tổ chức, hoạt động của trung tâm thư viện thông tin trường cao đẳng sơn la theo hướng thư viện điện tử (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)