GIÁO TRÌNH CƠ HỌC LÝ THUYẾ TI PHẦN TĨNH HỌC

Một phần của tài liệu bài giảng cơ học lý thuyết (Trang 45 - 46)

§3 ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG

GIÁO TRÌNH CƠ HỌC LÝ THUYẾ TI PHẦN TĨNH HỌC

N, nghĩa là trị số N = P. Bây giờ ta cho quả cân có trọng lượng nhỏ thì lực QG còn bé, vật vẫn cân bằng. Như vậy để cân bằng với lực QG thì ở mặt liên kết xuất hiện lực FG. Lực FG gọi là ma sát trượt. Trị số lực F = Q vì vật vẫn cân bằng cho đến khi Q = Q1 thì lực F=Fmax , sau đó chỉ cần tăng lực Q một ít nữa vật bắt đầu trượt. Chứng tỏ lực ma sát FG không tăng nữa. Lực Fmax gọi là lực ma sát trượt cực đại ( lớn nhất ).

Từ thí nghiệm trên người ta rút ra các định luật về ma sát như sau :

1. Lực ma sát trượt : khi có ma sát trượt, thì ở bề mặt tiếp xúc ngoài phản lực pháp tuyến NG , còn xuất hiện lực ma sát FG hướng ngược chiều với chiều vật muốn trượt.

Lực ma sát trượt là lực biến thiên thụđộng và có giới hạn, nghĩa là : max

0≤FF

2. Lực ma sát trượt cực đại là lực ma sát lớn nhất, được xác định theo công

thức: Fmax = f.N

Trong đó : N là phản lực pháp tuyến, f là hệ số tỷ lệ còn gọi là hệ số ma sát trượt, đó là một hư số.

Như vậy lực ma sát trượt cực đại tỷ lệ với phản lực pháp tuyến.

3. Hệ số ma sát trượt f chỉ phụ thuộc vào bản chất các vật ( gỗ, sắt, gạch, ...) và trạng thái bề mặt vật tiếp xúc ( trơn, nhám, ướt...) mà không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.

Hệ số f được xác định bằng thực nghiệm. Sau đây là vài giá trị của f. Gỗ trên gỗ : f = 0,4÷0,7

Thép trên thép : f = 0,15÷0,25

Đá trên đá : f = 0,6÷0,7 Cuối cùng ta có : 0≤Ff.N

Khi vật A trượt, ta có hệ số ma sát trượt động fđ. Hệ số fđ còn phụ thuộc vận tốc chuyển động của vật, nhưng thường lấy ≈ f.

GIÁO TRÌNH CƠ HỌC LÝ THUYẾT I PHẦN TĨNH HỌC

Một phần của tài liệu bài giảng cơ học lý thuyết (Trang 45 - 46)