NHƯ SAU:
Vấn đề vệ sinh bảo vệ môi trường của nhà hàng Đông Phương là vấn đề được quan tâm và đựơc đặt lên hàng đầu.
Như chúng ta đã biết bầu khí quyển đang ngày một bị ô nhiễm bởi khói bụi, chất thải, rác thải của các nhà máy xí nghiệp và ta cũng không thể không nhắc đến một loại hình kinh doanh mà hàng ngày hàng giờ thải ra hàng tấn rác thải...đó chính là loại hình kinh doanh nhà hàng khách sạn.
Nhận biết được điều đó thì trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng khách sạn nói chung và hoạt động kinh doanh của nhà hàng Phương Đông nói riêng thì vấn đề vệ sinh bảo vệ môi trường luôn là vấn đề nóng bỏng,thu hút sự quan tâm chú ý và được đặt lên hàng đầu.
Vậy vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường của nhà hàng Đông Phương thì được quan tâm như thế nào? Sau đây em sẽ mô tả công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường của nhà hàng như sau:
1/ Vệ sinh an toàn thực phẩm tốt
Thay vì vấn đề kiểm tra sản phẩm cuối cùng thì khâu quan trọng ở đây luôn được chú trọng là kiểm tra toàn bộ quá trình chế biến từ tiếp nhận nguyên liệu đến khi ra đến thành phẩm cuối cùng.
1.1/ Nguồn nguyên liệu dùng cho chế biến:
Để đảm bảo tạo ra một sản phẩm an toàn cho người sử dụng,nhà hàng đã kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, nguyên liệu dùng cho chế biến được đặt hàng ở các cở sở tin cậy, nguồn gốc rõ ràng và nguyên liệu đã được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi nhập vào kho.
1.2/ Nguồn nước
Là thành phần chính có vai trò quan trọng trong quá trình chế biến và pha chế thực phẩm, vì vậy nguồn nước của nhà hàng luôn là nguồn nước sạch được kiểm tra đinh kỳ 2tháng một lần.Nguồn nước này luôn được kiểm tra
phân tích về các chỉ tiêu hóa học, lý học, sinh học,khi kiểm tra xong kết quả được báo cáo về cho nhà hàng để xử lý kịp thời nếu nguồn nước bị ô nhiễm. Trong nhà hàng bể nước dùng cho chế biến luôn được nắp đậy kín để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật và một số tạp chất khác.
1.3/ Nguồn nước đá:
Có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình bảo quản, pha chế thực phẩm. Nước đá là nước đá sạch của các cơ sở có uy tín, không có chứa các tạp chất bẩn và được phân tích định kỳ thường xuyên.
2/ Cách quản lý công cụ dụng cụ ở các bộ phận trong nhà hàng (tốt)
Sau khi kết thúc một ca làm việc hoặc sau khi khách ra về đều phải tiến hành vệ sinh nhà hàng đặc biệt nếu như kết thúc một ngày làm việc phải tiến hành tổng vệ sinh nhà hàng đồng thời kiểm tra toàn bộ trang thiết bị dụng cụ ở các bộ phận trong nhả hàng.
Dụng cụ chứa đựng thực phẩm sau mỗi lần chế biến đều được vệ sinh sạch sẽ,để đúng nơi quy định, tránh bụi bẩn.
3/ Phòng sơ chế các nguyên liệu thực phẩm:được nắp đặt rất hợp lý
Nền nhà được thiết kế với độ nghiêng 25-30 độ để dễ dàng vệ sinh và thoát nước, được thiết kế bằng các vật liệu không thấm nước không thấm khí và được thiết kế bằng các vật liệu chống trơn, chống dính.
Tường được thiết kế bằng vật liệu không thấm nước, màu trắng,dễ dàng làm vệ sinh cọ rửa
4/ Vệ sinh thân thể của nhân viên trong nhà hàng
Các nhân viên trước khi đến nhà hàng đều được vệ sinh sạch sẽ
Đầu bếp khi chế biến cũng được trang bị bảo hộ lao động như mũ, áo, ủng, găng tay để bảo vệ sức khỏe người lao động và đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm trong quá trình chế biến.
Hàng tháng nhà hàng có đợt kiểm tra sức khỏe đinh ki,người tham gia chế biến phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức cao trong quá trình làm việc. Thân thể người phục vụ luôn sạch sẽ, tắm gội thường xuyên.Khi bắt đầu
vào làm việc phải mặc quần áo công tác, tùy theo công việc cụ thể ở mỗi bộ phận trong nhà hàng, nhân viên trong nhà hàng luôn thực hiện nghiêm túc những quy định đó: đầu tóc luôn được gọn gàng và được cắt ngắn, móng tay của các nhân viên luôn được giữ ngắn và sạch sẽ, răng miệng luôn được giư vệ sinh.
5/ Vấn đề bảo vệ môi trường:
- Rác thải được thu dọn liên tục và có dụng cụ chứa đựng riêng và rất kín đáo, tránh gây mùi hôi thối khó chịu cho những bộ phận trong nhà hàng .rác thải từ thực phẩm được sử lý ngay sau mỗi ca làm việc.
- Có đường dẫn ống nước và thoát nước sạch sẽ, tránh trường hợp ứ đọng gây mất vệ sinh.
- Không gian thoáng mát sạch sẽ, không có các loại côn trùng và động vật gây bệnh, gây mất sinh cho thực phẩm như: chuột, gián, ruồi, muỗi...