Nhịp nhanh thất và rung thất dai dẳng tái phát

Một phần của tài liệu HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP VỚI ST CHÊNH LÊN: 1 ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG RỐI LOẠN NHỊP THẤT (Trang 25 - 27)

 Có thể là một dấu hiệu tái tưới máu không hoàn toàn hoặc thiếu máu cục bộ cấp tính tái phát. Do đó, chụp mạch vành cấp cứu nên được xem xét thực hiện.

 Nhịp nhanh thất đa dạng tái phát chuyển dạng sang rung thất có thể đáp ứng với ức chế bêta.

 An thần sâu có thể giúp giảm số cơn nhịp nhanh thất hay rung thất tái phát.

 Amiodarone (150–300 mg TM) nên được xem xét điều trị khẩn để kiểm soát rối loạn nhịp thất K CÓ rối loạn huyết động.

 Không khuyến cáo sử dụng các thuốc chống loạn nhịp khác (vd: procainamide, propafenone, ajmaline, flecainide) trong HCMVC.

2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death

ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU

Nhịp nhanh thất và rung thất dai dẳng tái phát

• Triệt phá qua catether điều trị nhịp nhanh thất dai dẳng tái phát, rung thất tái phát và cơn bão điện.

– Chỉ định: nhịp nhanh thất hay rung thất tái phát mặc dù đã tái tưới máu hoàn toàn và điều trị nội tối ưu (Rung thất tái phát thường xuyên có thể được khởi kích bởi ngoại tâm thu thất phát sinh từ một phần sợi Purkinje bị tổn thương hoặc cơ thất bị tổn thương)

– Hầu hết các trường hợp này, vùng cơ tim gây ra loạn nhịp có thể liên quan đến nội tâm mạc.

– Lập bản đồ thăm dò một cách tỉ mỉ và triệt phá thành công vùng khởi kích cũng như vùng cơ tim gây nhịp nhanh thất hay rung thất là thủ thuật cần thiết và phức tạp. Do đó, việc chuyển sớm BN bị nhịp nhanh thất hay rung thất đến trung tâm có khả năng triệt phá chuyên biệt nên được xem xét thực hiện.

2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death

Một phần của tài liệu HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP VỚI ST CHÊNH LÊN: 1 ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG RỐI LOẠN NHỊP THẤT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)