- Một vài công thức liên quan đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
Mỗi mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đều dẫn đến một số cầu khác nhau Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của người mua trước giá Đối với các trường hợp thông thường,giá và số cầu
sự nhạy cảm của người mua trước giá. Đối với các trường hợp thông thường,giá và số cầu nghịch chiều nhau,nghĩa là khi giá bán càng cao thì số cầu càng giảm
Một doanh nghiệp khi tăng giá bán sản phẩm từ P1 lên P2 thì số lượng sản phẩm bán ra sẽ bị giảm.Vì thế để định giá các sản phẩm doanh nghiệp phải tính đến sự nhạy cảm của thị trường đối với giá,có nghĩa là doanh nghiệp cần phải xác định hệ số co giãn của cầu đối với giá
VD: Muốn khuyến khích mua hàng,nhất là những sản phẩm có độ co giãn của cầu cao thì phải xác định một giá tương đối thấp hoặc đối với sản phẩm có độ co giãn của cầu kém thì có thể định giá sản phẩm cao nhất có thể được để tăng lợi nhuận
=>> Có thể ví số cầu của khách hàng trên thị trường như là cái phanh kềm hãm việc tăng giá hay giảm giá
Trong hình 7.4a thì giá bán sản phẩm tăng từ P1 lên P2 làm cho số cầu bị giảm nhẹ từ Q1 xuống Q2.Chúng ta gọi đường nhu cầu đó ít co giãn
Trong 7.4b cũng với mức tăng giá tương tự nhưng số cầu đã bị giảm đáng kể chúng ta gọi đường nhu cầu đó giãn nhiều
Công thức tính độ co giãn của cầu so với giá được thể hiện như sau:
Độ co giãn của cầu so với giá = %thay đổi trong số cầu : %thay đổi về giá
Giả sử cầu giảm 10% khi người bán tăng giá 2%.Độ vo giãn của cầu so với giá là -5 (dấu âm xác định mối tương quan nghịch giữa giá cả và cầu). Tuy nhiên,nếu số chỉ giảm 2% khi giá tăng 2%,độ co giãn của cầu lúc này sẽ là -1.Điều này đồng nghĩa tổng doanh thu người bán thay đổi không đáng kể do giá tăng lên đã bù đắp lại phần nào doanh thu hụt do số lượng doanh thu bán ra bị giảm.Trong trường hợp giá cầu giảm 1% khi giá tăng 2% thì độ co giãn của cầu so với giá sẽ là -1/2 và đây là đường cầu ít co giãn
Trong thực tế,cầu ít co giãn trong những điều kiện sau đây:
- Có ít sản phẩm có khả năng thay thế hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
Vd: Nhu cầu thường ít co giãn trong những tình huống sau: Có ít hay không có những sản phẩm thay thế hay đối thủ cạnh tranh,người mua không nhận thấy ngay việc tăng giá,người mua chậm thay đổi thói quen mua sắm và không vội tìm kiếm những sản phẩm có giá thấp hơn,người mua nghĩ rằng giá cao là do sản phẩm được cải tiến về chất lượng,lạm phát bình thường…
- Người mua chậm thay đổi thói quen mua sắm lẫn việc đi tìm sản phẩm với giá thấp hơn.
Vd:Nếu nhu cầu có tính co giãn,người bán sẽ có xu hướng giảm giá để kích thích nhu cầu và do đó được tăng được
khối lượng bán.Một mức giá thấp hơn sẽ tạo ra tổng doanh thu cao hơn.Điều này chỉ có ý nghĩa khi các chi phí này
sản xuất và tiêu thụ với số lượng sản phẩm nhiều hơn không tăng lên một cách cân đối.Có ít sản phẩm thay thê
́,người tiêu dùng chậm thay đổi thói quen.
- Người mua không để ý đến giá mua sản sản phẩm vì có thể giá bán sản phẩm này quá thấp.
Vd:Những vật dụng cũng như thức ăn hằng ngày khi tăng hoặc giảm, cũng không ảnh hưởng đến nhu cầu của
khách hàng.
- Người mua nghĩ rằng giá cao bởi có cải tiến về chất lượng hoặc lạm phát bình thường hằng năm.
Vd:Những sản phẩm có chất lượng thì giá cả cũng tương đối cao như dòng máy tính macbook có giá cao gần
gấp đôi so với các loại máy tính khác.Nhưng không vì thế mà nhu cầu bị giảm,bởi giá cao đi đôi với chất
lượng,sự tiến hóa về công nghệ so với các dòng mấy khác.