Chất lượng của việc tiếp công dân, công tác tiếp công dân dựa vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Trong đó một phần lớn vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bởi thực tế đã chứng minh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản ý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại , tố cáo là nhân tố quan trọng, then chốt trong việc thúc đẩy hoàn thiện của công tác tiếp dân, góp phần phát huy quyền dân chủ của công dân, củng cố moosiq uan hệ giữa công dân với Đảng và Nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện công tác này đòi hỏi phải có sự nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của công tác này, từ đó đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả đồng thời với việc xây dựng những phương án, mục tiêu để thực hiện tốt công tác này.
Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, phù hợp với tình hình phát triển đất nước nói riêng và tình hình thế giới nói chung. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Nhà nước đã ban hành nhiều công cụ pháp lý cho quản lý nhà nước. Song hệ thống pháp luật nước ta chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, một số chính sách chưa nhất quán, mẫu thuẫn với nhau, thường thay đổi tạo ra kẽ hở trong quản lý dẫn đến cách hiểu không thống nhất trong quá trình thực thi pháp luật, làm phát sinh khiếu kiện, dẫn đến sự thiếu tin tưởng của người dân đối với các cơ quan nhà nước.
Mong rằng trong thời gian tới Nhà nước quan tâm đến công tác này hơn vì đây là công tác đầu tiên thể hiện được mối liên hệ giữa nhà nước với nhân dân, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; để nhân dân gày càng tham gia vào công việc của Nhà nước; củng cố lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Từ đó thể hiện sự xứng đáng là Nhà nước dân chủ, của dân,do dân và vì dân; phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – xã hội hoàn thành kế hoạch phấn đấu là một nước coongn ghiệp hóa – hiện đại hóa; không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân vì mục tiêu ‘ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh’.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011. 3. Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011.
4. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
5. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại.
6. Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo.
7. Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
8. Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo.
9. Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Công tác Tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã.