Kỹ năng đàm phán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nền văn hóa Đức theo sáu khía cạnh văn hóa mà Hofstede đã đưa ra (Trang 26 - 29)

Người Đức thường có phong cách riêng khi tham gia các cuộc họp hoặc đàm phán, thực tế là nhiều đối tác nước ngoài thường nhận thấy khi đàm phán với các công ty Đức thì quy trình diễn ra trang trọng hơn rất nhiều so với ở nước họ. Vì vậy mà lời khuyên đưa ra khi đàm phán với đối tác Đức thì chúng ta nên chọn cách đàm phán mang tính nghi thức, trang trọng và nắm rõ một số đặc điểm sau của người Đức để từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Trang phục cũng là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị ngoại quốc cần chú ý trong việc đàm phán . Người Đức thường ăn mặc rất chỉnh chu và sang trọng khi tham gia đàm phán, cũng với đó là thái độ nghiêm túc và tính kỷ luật cao. Họ cũng nổi tiếng về sự chính xác ngăn lắp sạch sẽ, và luôn đúng giờ một cách tuyệt đối. Chính vì vậy mà lựa chọn trang phục ra sao, ăn mặc như thế nào, có thái độ như thế nào cũng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.

Đức là một xã hội có trật tự và chính xác về thời gian. Trong cuộc sống, người Đức rất coi trọng giờ giấc, còn trong công việc thì yếu tố này càng được đề cao. Vì vậy, người Đức luôn đúng giờ trong các buổi làm việc, cuộc họp, hẹn đối tác bất kể cấp bậc cao hay thấp.Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải thu xếp các cuộc hẹn trước trình bày nghị sự trước khi bắt đầu đàm phán và nên đến trước giờ hẹn vài phút.

Người Đức thường thông báo cụ thể rõ ràng những nội dung cần trao đổi thảo luận, và họ trông đợi điều tương tự từ phía đối tác.Vì thế trong đàm phán các nhà quản trị cần chú ý đến việc trao đổi thông tin một cách rõ ràng ràng, cụ thể. Trước những cuộc đàm phán các nhà quản trị nên chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, cẩn thận, những vấn đề đưa ra cần được lập luận một cách logic, khoa học và chuẩn bị tất cả các tình huống mà phía đối tác có thể đặt ra câu hỏi để có thể dung hòa lợi ích các bên và đạt đến kết quả mong muốn. Vì họ thường sử dụng những lập luận mang tính logic, được chuẩn bị kỹ lưỡng và mang nhiều sức nặng để bảo vệ quan điểm mà họ đưa ra.Trong đàm phán, người Đức thường không nhượng bộ một cách dễ dàng, họ thể hiện là những nhà đàm phán cứng rắn, cương quyết nhưng không quá bảo thủ khi sẵn sàng chấp nhận vấn để nếu đạt được lợi ích chung cho các bên.

Những vấn đề mà người Đức đưa ra để trao đổi, tranh luận thường mang tính logic và có sức nặng, và thường được suy nghĩ một cách thấu

đáo. Cách nói chuyện hay trình bày của người Đức cũng rất nghiêm túc, thậm chí là ít khi học vừa cười vừa nói, và những vấn đề quan trọng thường được nhắc đi nhắc lại nhằm ý nhấn mạnh. Trong đàm phán hay giao tiếp với người Đức các nhà quản trị cần nghiêm túc, chú ý nhấn mạnh đến các vấn đề quan trọng bằng cách nhắc đi nhắc lại. Các vấn đề đưa ra phải logic và được suy nghĩ một cách thấu đáo.

Người Đức thường rất nghiêm túc khi kiểm tra chất lượng số lượng hàng hóa và dịch vụ do đối tác cung cấp, họ sẵn sàng nhắc nhở hay thậm chí chỉ trích phía đối tác nếu không cung cấp hàng hóa hay dịch vụ đúng như thỏa thuận. Trong trường hợp như vậy, phía đối tác nên chuẩn bị sẵn thái độ cầu thị và lời xin lỗi cho những sai sót. Người Đức đánh giá cao lời xin lỗi chân thành từ phía đối tác.

Khi đàm phán người Đức thường tránh ngắt lời của phía đối tác và họ cũng yêu cầu nhận được điều tương tự.

Khác với người Việt Nam, khi trao danh thiếp, người Đức cũng có những quy chuẩn riêng. Nguyên tắc là khách sẽ là người trao danh thiếp trước sau đó mới tới chủ nhà. Khi trao giao tiếp cũng có quy tắc. Nếu trao cho một nhóm người thì cần trao cho người có cấp bậc cao nhất trong nhóm trước. Nếu trong trường hợp không biết cấp bậc của đối tác thì trao lần lượt bắt đầu từ người bên cạnh mình. Khi nhận danh thiếp cũng cần lưu ý. Khi nhận được danh thiếp không nên cất đi ngay. Bạn cần xem qua danh thiếp đó để thể hiện sự quan tâm tới người trao danh thiếp. Nếu không lưu ý điều này thì người Đức sẽ đánh giá bạn là mất lịch sự. Đây cũng là nét đặc trưng thể hiện văn hóa ứng xử văn minh, chuyên nghiệp của người Đức trong kinh doanh.Khám phá văn hóa ứng xử của người Đức để hiểu rõ hơn về lối sống và nền văn hóa của người Đức. Người Việt Nam ta có câu: “Nhập gia tùy tục”, vì thế nắm rõ được những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Đức sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các nhà quản trị ngoại quốc khi làm ăn kinh doanh với người Đức.

KẾT LUẬN

Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa đặc trưng của dân tộc mình,mỗi một nền kinh tế cũng có một nền văn hóa riêng .Văn hóa là cái tồn tại khi tất cả mất theo thời gian,là nền tảng của tinh thần gắn liền với cuộc sống.Văn hóa luôn đồng hành cùng cuộc sống và con người,văn hóa đặc biệt rõ nét hơn khi hội nhập giữa các quốc gia.Và văn hóa Đức ảnh hưởng của Hofstde đã tạo nền tảng,sự hội nhập hợp tác kinh tế giữa các quốc gia .Và chính sự hấp dẫn trong văn hóa Đức đã tạo ra một nét rất riêng cho nó.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nền văn hóa Đức theo sáu khía cạnh văn hóa mà Hofstede đã đưa ra (Trang 26 - 29)